phỏng vấn

nhà thơ

Nguyễn Thùy Song Thanh

lê thị huệ thực hiện

 

 

Tôi biết nhà thơ Nguyễn Thùy Song Thanh qua trao đổi thơ văn trên trang Gió O, www.gio-o.com. Chưa hề gặp nhau. Chưa hề nghe tiếng nhau. Chưa hề trao đổi một cuộc điện thoại nào với nhau.  Cả cuộc phỏng vấn đây xảy ra cũng thuần là mối lăng mạn cổ điển của hai người viết, chộp lấy nhau qua cơn tri kỷ của những con chữ. Chữ gặp gỡ chữ. Tôi đọc thơ chị và choán ngợp bởi nguồn hứng thú trí thức rung sâu, rất hiếm hoi trong các ḍng thơ Việt từ cổ điển cho đến hiện đại. Đặc biệt, nhất với tôi, là người đàn bà gửi những bài thơ hay đến Gió O vào những năm bà đă ngoài bảy mươi. Tôi yêu cảm xúc nồng mến (của tôi) khi đọc thơ bà. V́ nó là một thứ cảm xúc trong suốt đến với thơ hay, mà không bị sàn lọc bởi tuổi tác, địa lư, ngôn ngữ, của thành kiến. Tôi tự thấy ḿnh là kẻ may mắn v́ đă không bị vướng mắc thành kiến thúc hối nên nâng đỡ cây viết trẻ hay ngần ngại v́ nó là một già già làm thơ. Tôi mỉm cười, Gió O nếu xuất hiện ít bài, nhưng toàn là những già già sáng tác tới, là tôi cũng hứng lắm ru. Vui chứ!


Rất trang trọng giới thiệu tập thơ Cánh Cửa của nhà thơ Nguyễn Thùy Song Thanh lên Gió O, bằng loạt phỏng vấn đặc biệt giũa chủ biên Gió O với nhà thơ. Phỏng vấn sẽ lần lượt được tải lên www.gio-o.com trong 5 kỳ.

 

Tập thơ Cánh Cửa của Nguyễn Thùy Song Thanh do nhà nhà xuất bản Trẻ, Sài G̣n, xuất bản tháng 10 năm 2014.

Lê Thị Huệ

29.09.2014

 

 

Lê Thị Huệ: Thúc đẩy nào đưa chị đến việc xuất bản tập thơ Cánh Cửa trong năm 2014 này ?

 

Nguyễn Thùy Song Thanh: Đến tháng 4/2014 là Hai năm kể từ Khoa Hữu đi xa, tôi đă nguôi ngoai, rất muốn làm việc. May mắn có hai người, nhà thơ Nguyễn Thanh Châu (bạn chung của Tô Thùy Yên và Khoa Hữu) ở Arizona meo hỏi tôi có muốn in thơ không. Và người kia là một học sinh cũ hiện là đạo diễn ở đài truyền h́nh VTV Việt Nam quen biết rộng lên tiếng nhắc lại một đề nghị cũ “Bây giờ cô đưa thơ đi, em lo in cho cô”. Đúng lúc tôi đang ao ước được cất tiếng hát trên mặt giấy thơm mùi mực và thảo mộc trước khi chết trong bụi gai (cải lương một chút). Một lư do nữa là tôi cũng hằng ao ước có bạn đọc trong nước đọc thơ ḿnh. Thế là tôi có hai người t́nh nguyện đại diện giao dịch với các nhà xuất bản. Ở Mỹ, Nguyễn Thanh Châu với nhà xuất bản Thư Ấn Quán, ở Việt Nam đạo diễn Trần Văn Hưng với nhà xuất bản Trẻ. Tôi đă gửi file tập bản thảo cho Nguyễn Thanh Châu và Trần Văn Hưng từ đầu tháng 5. Khi tôi đang viết những ḍng này th́ ở Việt Nam chúng tôi đang hoàn tất khâu chuẩn bị in. C̣n ở Mỹ chúng tôi vẫn chưa liên lạc được với Nguyễn Thanh Châu từ sau khi anh ấy nhận được file bản thảo.

 

Lê Thị Huệ: Chị có nhu cầu phải nói lên điều ǵ với những bài thơ chị đă cho xuất bản ?  Những bài thơ nào đă không góp mặt được ?

 

Nguyễn Thùy Song Thanh: Thưa cô Lê Thị Huệ, sự nghiệp thơ của NTST mỏng dính, đây chỉ là tập sự thưa thốt cùng chủ biên Gió O và bạn đọc mà thôi :

Một là, tôi muốn nói về ḍng thơ Nguyễn Thùy Song Thanh. Từ tập Hừng Đông Sau Rừng đến tập Cánh Cửa  tác giả đă nổ lực phát triển không ngừng ư chí độc lập không muốn nhập vào trường phái, đàn nhóm của bất cứ trào lưu thơ nào từ trước đến nay; cũng không muốn mang tiếng chịu ảnh hưởng từ một nhà thơ lớn nào, mặc dù điều đó khó tránh khỏi. -  Đặc tính sáng tạo là tâm huyết mà tôi luôn sống với nó: mới nội dung (tứ thơ, tính thơ …), mới ngữ nghĩa, mới cấu trúc, mới nhạc tính.

Tôi rất mong bạn đọc ghi nhận ư chí này cho thơ Cánh Cửa.

Hai là, có người nói thơ mới thật c̣n tiểu thuyết th́ không thật v́ là hư cấu. Điều đó chưa hẳn đúng. Tôi xin được nói thêm thơ NTST là thật nhất. Dù là thơ hiện thực hay siêu thực mạch thơ cũng khởi nguyên từ đời sống. Nếu nói thơ hiện thực đổ ra từ đại dương cảm-xúc-ngoại-giới th́ cũng có thể nói khi đại dương dâng sóng tràn lấp qua băi bờ tư duy là để tan biến thành thơ siêu thực là cảm-xúc-tâm-thức được viết ra.

Ba là, phần lớn những bài thơ trong Cánh Cửa đă xuất hiện trên Gió O. Tôi không chủ động gởi tới các báo mạng khác cũng như các báo giấy trong hay ngoài Việt Nam. Do đó, tôi có số độc giả rất hạn chế.

Những bài viết sau tháng 3.2014 không được góp mặt trong Cánh Cửa v́ lúc đó Cánh Cửa đă biên tập xong và đóng lại.

Bốn là, trong quá tŕnh h́nh thành tập thơ tôi định đặt tên tập thơ là Ngọc Đông Yêu Dấu để tỏ t́nh yêu của tôi đối với thành phố  đă từng là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Ḥa, nơi tôi đă sống đă yêu thương đă ngậm ngùi gần trọn đời ḿnh. Nhưng tôi viết măi vẫn không thành bài có tên được đặt trước là Ngọc Đông Yêu Dấu. V́ thế khi có cơ hội in tôi phải chọn tên khác, Cánh Cửa, cũng là tên một bài tôi yêu thích để lập khai sinh cho tập thơ.

Năm là, ở trang Đề Tặng, v́ tôi không có thói quen đề tặng cá nhân dưới tên mỗi bài thơ nên mới có trang Đề Tặng này.

 

Lê Thị Huệ: Những bài thơ đầu chị viết vào thập niên 1960 ? Lúc đó chị c̣n trẻ và trải qua chiến tranh. Nh́n lại đời ḿnh, chị nghĩ sao về những chốt sáng của chị ?

 

Nguyễn Thùy Song Thanh: Bài thơ đăng báo đầu tiên của tôi là bài Bờ Cỏ trên tạp chí Bách Khoa số 60 năm 1959. Tôi rất yêu bài này v́ nó có nội dung và chữ nghĩa được cho là mới vào thời đó :

 

Nắng vụn về sương vỡ

Nuôi bờ cỏ mùa đông

Người qua rồi chợt thấy

Cỏ úa đầy linh hồn

 

Địa cầu vừa mới lớn

Cỏ non dậy xuân th́

Với t́nh yêu thần thánh

C̣n hằn dấu chân đi

 

Hừng đông mời ăn gió

Lứa cỏ nhớ tiền thân

Nhô đầu chào ánh sáng

Thế kỷ mới mọc mầm

 

Sau đó, đến thập niên 60 là những bài thơ trên các tạp chí Bách Khoa, Đối Diện, Hiện Đại, Nghệ Thuật… Những năm đầu đó tuy chưa thấm thía chiến tranh, thơ của tuổi-trẻ-tôi không tránh khỏi vọng lại tiếng súng, và lấp lóe ánh hỏa châu :

 

Thôn xanh thổ mộ nhịp nhàng

Tàng hoa điệp trổ bừng bừng hỏa châu

Xin khôn trận địa chiến bào

Băi lầm gió cát bia gào đạn bay

Xin khôn ngh́n khổ quê hương

Máu trôi vào sử đổ nguồn bi ai.

 

Đến giai đoạn 1965 – 1975 Khoa Hữu nhập ngũ, hành quân, trận mạc liên miên. Tin chiến sĩ hy sinh ngày càng ác liệt trên báo chí. Nhiều nhà trong thành phố Sài G̣n phải xây hầm nổi, hầm ch́m để tránh đạn pháo kích của Việt Cộng. Thời gian này tâm hồn mới nặng nỗi đau lớn v́ chiến tranh :

 

Tôi di chúc cho mỗi khóm mẫu đơn một phần thân thể

Tôi kư thác cho mỗi cột đèn một lời than thở

Có nghe không lời đau rưng rưng

Trên đầu phố những nỗi buồn chênh vênh

Trong hồn tôi t́nh yêu này và ám ảnh chiến tranh

Như một mai hiện tại này nát tiêu tro bụi

Chúng ta khởi đầu cuộc trầm tĩnh bi thương từ những điêu tàn

Như một mai v́ tổ quốc này chúng ta ngă xuống

Xin t́nh yêu này thành mặt trời cháy ngoài vô biên

Và tuyệt vọng :

 

Nửa đêm chợt nh́n rơ mặt định mệnh

Cuộc chiến bắt đầu từ bao giờ

Bây giờ bàn tay buồn như lá số

Thôi cơi đời c̣n ǵ để đền bù

Những mất mác lớn lao của linh hồn

Nỗi đau quê hương chiến tranh không chỉ đặc quánh trong hiện tại mà c̣n tan rỉ thành nỗi ám ảnh tương lai trong ư nghĩ :

Nếu mai này

Mỗi ánh đèn nở một ṿng hoa thược dược

Choàng vào cổ người ôm buồn lẻ khóc thầm đi trong mưa

Mỗi chuỗi cười ṿng ân ái trên tượng hồn xanh xao

Tôi có hết buồn hết buồn

Quên thời tàn phế cũ

Bàn tay cánh rừng nẩy lộc không hẹn kỳ xuân

Lá vàng không than thở

Bây giờ, chiến tranh đă đi qua gần 40 năm, cô Lê Thị Huệ hỏi tôi nh́n lại đời ḿnh nghĩ sao những chốt sáng của tôi. Tôi có chốt sáng nào không nhỉ. Ồ không, không có chốt sáng nào đáng kể ngoài những bài thơ lộng lẫy buồn.

 

Lê Thị Huệ:: Chị đọc sách tiếng Anh nhiều không ? Chị yêu thích những tác giả Việt ngữ nào?

 

Nguyễn Thùy Song Thanh: Mang linh hồn con mọt sách, phải sống đời con ong bận rộn là tôi.  Tôi bị đọc ít cả hai, tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếng Anh th́ hàng năm có ai từ nước ngoài cầm về cho cuốn nào đọc cuốn nấy. Thường là sách có chọn lọc từ các tác giả nổi danh hoặc sách có giải thưởng. Thường xuyên nhất là anh Nguyễn Thanh Châu mỗi năm về cho vài ba cuốn. Tôi đang đọc cuốn The Best American Short Stories (XB2010) do Richard Russo tuyển và giới thiệu. Và cuốn Emily Dickinson’s Poems do Thomas H.Johnson tuyển từ 1775 bài nguyên tác c̣n 575 bài. Thực thà mà nói tác phẩm thơ này tôi đọc hoài vẫn không hết và đọc hoài vẫn chưa hiểu hết nhưng tôi mê những những cái tôi hiểu đươc và cảm được. C̣n sách tiếng Việt th́ khi nào nghe đồn có cuốn nọ cuốn kia hay lắm tôi mới đi mua v́ đă thưa là tôi rất bận rộn. Những tác giả Việt ngữ mà từ lâu tôi yêu thích là Hồ Hữu Tường và Vũ Ngọc Đĩnh. Hồ Hữu Tường th́ đă về cơi thiên thu lâu rồi. C̣n Vũ Ngọc Đĩnh th́ nghe nói đang đau ốm. Tôi c̣n giữ hai bộ Mười Hai Sứ Quân (gồm 2 cuốn, mỗi cuốn trên 800 trang) và Bắn Rụng Mặt Trời (gồm 8 cuốn, mỗi cuốn trên 400 trang) của Vũ Ngọc Đĩnh, do ông mang đến thăm và tặng trước khi Khoa Hữu qua đời.

Đó là Văn, c̣n thơ th́ đi tới đi lui tôi thấy ông thi sĩ Tô Thùy Yên đứng trên kệ sách rơ ràng nhất. C̣n để tự an ủi ḿnh tôi thường đọc lại những bài Khoa Hữu tặng vợ (và nịnh vợ):

 

Ngủ ngoan em nhé thiên tài

Trong tim anh ngủ giấc muồi đời nhau

Ngực hồng anh thở thương đau

Anh qua chín cửa ngục cầu yêu em

Xin ṿng tay khỏe giam nhau

Xin con trăm kiếp mai sau giam nàng

Trái t́nh em chín hân hoan

Dùm anh nuôi giống da vàng hôm nay


(c̣n tiếp)

 

Nguyễn Thùy Song Thanh

tên thật Nguyễn Bạch Tuyết

Sinh tại Sađec

Sống tại Sài g̣n

Học tiểu học, trung học, đại học tại Sàig̣n

Cử nhân Anh Văn

Dạy học các trường trung học công lập và các trung tâm ngoại ngữ. Nghỉ dạy hẳn từ tháng 9.2011

Có thơ đăng từ năm 1959 trên các tạp chí : Bách Khoa, Hiện đại, Nghệ thuật

Sau 1975:

- Ngưng sáng tác hơn 25 năm

- Hừng Đông Sau Rừng (thơ), nxb Thanh Niên, Sài G̣n, 2003

- Cánh Cửa (thơ), nxb Trẻ, Sài G̣n,  2014

 

 

http://www.gio-o.com/NguyenThuySongThanh.html

 

  

 

© gio-o.com 2014