Julie Quang

 

thời sự Saigon nửa thế kỷ trước…

 

 

hồi ức Julie Quang

 

 

Một thời nhiễu nhương...
Saigon, bắt đầu bất an từ lúc sinh viên xuống đường, kế đến bàn thờ cũng theo người ra đường. 
 Saigon, nóng lạnh.
 Người người hắt hơi sổ mũi, không v́ trái gió, trở trời.
 Mà bởi v́ Đời không thuận ư Trời, ḷng Dân.

Năm 1963, một năm bất thường...
Sau những binh biến nội loạn của các tướng lănh dẫn đến chuyện thanh toán (asassination) anh em T/T Ngô Đ́nh Diệm. 
Saigon, bạo loạn từng ngày.
Không bao lâu sau, đến cái chết (assassination) của T/T Hoa Kỳ J.F. Kennedy.
Đảo chánh...
    Ông Ngoại xếp lại tờ báo rồi lẩm bẩm: “Quả báo nhăn tiền”! Ông buồn bă đặt tờ báo lên bàn. Tôi chộp lấy tờ báo, đọc ngấu nghiến trên trang nhất để t́m hiểu điều ông vừa nói; nhưng nào biết, nào thấy được cái mối của "Nhân" để phải nhận "Quả" từ Saigon "Báo" tới tận Hoa Kỳ!?
    Vài năm sau, lớn hơn một chút, nhưng cái đầu th́ vẫn chưa chịu lớn, vẫn ù lỳ ở cái ngu ngơ ngốc nghếch. Tuy vậy, nhờ ông ngoại, xem báo mỗi ngày mà tôi được đọc ké chuyện thời sự Saigon và Thế giới, được theo dơi mỗi ngày trên báo chí đôi ba chuyện khá gọi là Quốc Gia đại sự..  
    Hết xuống đường biểu t́nh đến đảo chánh; có lúc đảo chánh mỗi ba tháng; chánh phủ thay đổi liền liền đến chóng mặt mà dân Saigon th́ đă quá quen thuộc với những cuộc đảo chánh rồi chỉnh lư nên không bàng hoàng như khi đảo chánh Cụ Diệm.
   Họ xem đó như là tṛ chơi của những ông tướng "say quyền". 
    Được một lúc, đảo chánh đảo điên! Xong, đảo chánh hết thời, chưa ngơi được bao lâu, th́ đến các cuộc khủng bố. 

  Saigon. Khủng bố và Chính thể...
   Từng đợt khủng bố đe dọa đến giới truyền thông báo chí kể cả những người trong guồng máy chính quyền, những người đối lập. 
   Đây, nhà văn nhà báo Chu Tử bị bắn gục trước sân nhà, kia Dân biểu Trần Văn Văn (thân phụ của anh hùng Trần Văn Bá) bị bắn chết ngay trong xe hơi và c̣n nhiều nữa... Từ những cuộc khủng bố để "bịt miệng” đối lập, đến bom đặt ở các quán bar, ḿn cài  nơi vũ trường; chiến sự lan tràn, người chết như rươi !
    Tất tần tật, ẩn chứa những sức ép cho các cuộc chơi chính trị, cho một tṛ chơi "cá cược" đặt trên chiếc bàn dài hội nghị “đàm phán”.
    Bên nào thắng trận nơi chiến trường sẽ chiếm thế thượng phong. Nơi bàn dài, hội nghị ngưng đàm để “đánh và đánh”!
    Rồi dùng “vơ mồm” để “đàm và đàm” khi nào trên chiến trường bất phân thắng bại! mấy ông bà "Nghị gật" ngồi lại với nhau nơi diễn đàn Ba Lê, bọt mép sùi ra với những lư lẽ dọc ngang, cho tới lúc đuối hơi th́ gật gật, lắc lắc cho thế giới xem vở Bi hài thoại kịch - Dân chủ và Cộng Sản!
    Quyền Phán quyết ở đoạn kết tồi tệ từ những bộ năo đầy chất xám với trái tim vô cảm. Chính khách cũng có lương tâm như con người, khác chăng là tự họ gây mê để lương tâm không động, không tĩnh, dẹp cảm xúc qua bên để nhường đường cho mục đích sau cùng, mục đích tối hậu trên vơ đài chính trị.
    Qua những lần đi đêm của hai phe “đồng t́nh, đồng tính” để định đoạt số mệnh của một quốc gia phải “chết non", để đánh đổi những lợi ích riêng tối thượng và tối hậu.
    Bấy giờ, thử hỏi lương tâm bị "ngủ mê" ấy có phải chịu Quả Báo như ngày trước Ông Ngoại tôi nói hay không?

 Saigon. Năm 68, mùa Xuân kinh hoàng…
   Đêm 30, pháo nổ tưng bừng, ầm ĩ một cách khác thường.
   Chị em tôi, ngại pháo rơi cháy tóc nên không ra ngơ xem pháo như mọi năm. 

Trên căn gác gỗ, cả nhà xúm tụm xem truyền h́nh, đài số 13 chiếu phim "The Combat". Trận chiến trong phim ác liệt từng hồi. Tiếng súng nơi màn h́nh ḥa theo tiếng pháo đón Xuân bên ngoài, có khác lạ!
   Bỗng dưng, từ đâu một viên đạn xẹt tới, cắm sâu trên sàn gỗ, cách nơi chị em tôi nằm một sải tay.
   Th́ ra tiếng pháo năm nay dị thường v́ có cả tiếng súng!
    Khoảng 3 giờ sáng có tiếng gơ cửa, tiếng gơ đến từng nhà lẫn trong tiếng lao xao về những chuyện ǵ đó của nhiều người. Cố lắng tai nghe ngóng th́ một tiếng nổ đùng thật lớn và hàng loạt tiếng súng khác nối đuôi.
   Thoạt tiên lúc vừa thức giấc, tôi ngỡ cả khu vực bị cướp, nào ngờ cả thành phố có chiến trận giao tranh!
    Trời ơi! chiến trường ở ngay trước ngơ nhà tôi, chưa bao giờ chúng tôi mục kích chiến tranh ngay trước mắt… tiếng đạn xé không gian, tiếng người bị thương rên rỉ từng hồi, van xin vài ngụm nước... 
   Má và các em nấp dưới nhà tránh đạn, tôi lên lầu với cái búa trên tay để phá tủ v́ trong cơn hoảng loạn Má tôi không nhớ chùm ch́a khoá để ở đâu?
    Trước khi rời nhà, Má chia tiền , chia vàng cho mỗi đứa con, pḥng khi chạy loạn, lạc mất nhau.
    Ôi! những kinh nghiệm đau thương của Má từ thời chạy Việt Minh tới nay vẫn c̣n...
    Tôi ôm Má, nước mắt chảy dài...
    Trước lúc rời nhà di tản khỏi vùng giao tranh, tôi không quên chạy vội lên lầu, đem tất cả trái cây dành cho ngày Tết, lăn hết trên mái ngói với hy vọng trái rơi xuống đất người bị thương có thể nhặt được, nhấm nháp cho qua cơn khát. Tôi không dám đưa tận tay v́ sợ người khác đàm tiếu “tiếp tế cho Việt Cộng”.
    Trong ḷng tôi, lúc ấy không c̣n lằn ranh bạn hay thù, chỉ c̣n lại là “con người” đang cần sự giúp đỡ!
   Mùa Xuân ác mộng. Thành phố bốc cháy. Nhà tôi chỉ c̣n là đống tro…

Bom Ḿn Pháo… 

     Saigon, những tháng năm biến động không ngừng.
    Bom nổ, ḿn bung, phá tan mọi thứ, nói chi đến con người, mong manh bằng máu thịt xương da...
  Sinh tử, tử sinh…
  Những cái chết tươi rói, chết không kịp trối, chết trong tích tắc, chết trong chớp mắt, chết trong tia sáng cực mạnh của chất nổ loé lên...
    Một. Hai. Ba. Bốn.. nhiều sinh mệnh kéo nhau cuốn hút theo tia chớp loé trong không gian, trong một giây, chỉ một giây thôi, linh hồn bỏ lại cái h́nh hài rách tơi tan nát đi luồn lách về bên kia thế giới... Cái chết ŕnh rập ở mọi nơi, mọi lúc.
    Từ nơi chiến trường tanh tưởi mùi tử khí đến chốn đô thị phồn hoa, lỗ chỗ trên tường vách, trên mặt lề đường, trên nóc nhà, dưới góc sân, dấu ấn lồi lỏm của hoa đạn pháo c̣n đậm nét!
   Đi đến đâu cũng thấy dấu hiệu của thần chết. “Chết t́nh cờ, chết như mơ” như bài hát nào của Trịnh Công Sơn; quên béng, nhưng chẳng buồn lục lại mà chi cái trí nhớ gần đi vào nhớ nhớ, quên quên, với tuổi đời chồng chất! e rằng với thời gian ḿnh cũng sẽ đi dần vào ngơ cụt chung kết của mọi người.. cho đến khi, có người nhắc lại chuyện xưa tích cũ th́ ḷng mừng rơn, được dịp thao thao bất tuyệt.
   Kỷ niệm dù đẹp hay xấu, dù vui hay buồn, khi được gợi nhớ lại sẽ không khác ǵ như một thước phim đời quay ngược, đắc ư hơn, v́ đó là một phần đời của chính ḿnh!

Tính Linh, Linh Tính..
   Chuyện tôi muốn kể trong bài viết này, đă có nhiều người tường thuật rồi. Những nạn nhân may mắn sống c̣n kể lại thật chi tiết vụ bom nổ ở vũ trường Tự Do.
   Câu chuyện xảy ra, nay đă gần nửa thế kỷ. Cùng một kinh nghiệm đó, tôi có cái nh́n khác cho những cảm nhận riêng nặng phần Tính Linh. 
   Cái linh cảm (premonition) trước mọi biến cố đă giúp tôi cùng anh em The Dreamers thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc qua vụ bom nổ ở vũ trường Tự Do cùng vài ba biến động xảy ra trong thời kỳ đó; măi đến sau này cái bản năng (instinct) nhạy bén đó của tôi dường như ngày một lớn và rơ nét hơn. Điều đó gần giống như bản năng của các tạo vật sống ngoài hoang dă, chúng đều nhờ vào bản năng bén nhạy để sinh tồn trong thiên nhiên.
   Tôi không ngần ngại xem ḿnh như đă có cái bản năng giống loài hoang thú mà ngược lại tôi nhận ra đó như là quà tặng từ trời, một Lính Tính (6th sense)!

Lời báo trước...
    Bạn đọc thân mến, nh́n nhận một sự việc có tính cách mơ hồ hay đậm đặc "siêu h́nh" của kinh nghiệm bản thân mà trao đổi với người chung quanh th́ chẳng khác nào "người mù sờ voi" mỗi người có mỗi cảm nhận khác nhau để suy xét sự việc.
    Trước khi vào chuyện ' sờ voi' cùng linh tính, tính linh, nếu bạn đọc cảm thấy đây là chuyện “không tưởng” th́ mời bạn dừng tại đây và quên đi dùm những chuyện “linh tinh' vừa nêu trên. Với các bạn ưng nghe chuyện giựt gân, máu lạnh th́ xin bạn hăy đọc với tâm t́nh khách quan như đọc một chuyện “kinh dị”!
    Trước khi vào chủ đề (Vụ án bom nổ vũ Trường Tự Do), tôi sẽ đưa bạn vào bối cảnh của chính đề này. 
     Mọi chuyện từ thời sự, xă hội, chính trị v.v.. nghe linh tinh như không liên quan ǵ đến vụ việc bom nổ và người chết nhưng nếu đặt tất cả mọi việc lớn nhỏ đă xảy ra trong thời kỳ đó dưới lăng kính hiển vi để mổ xẻ th́ h́nh như chuyện không đơn giản như mọi người đă nghĩ. 
   Trong t́nh h́nh rối ren “vàng thau lẫn lộn” của một “cơn lốc” chính trị phức tạp (Political disorder), có quá tiện nghi chăng, để xác quyết rằng một lực lượng vũ trang nào đó là thủ phạm? là VC, là CIA hay là Quốc Gia? Ẩn số đó, ngày nay sẽ có thể t́m ra đáp án, nếu chúng ta thật sự muốn truy cứu!
   Bên cạnh những điều không hay, bên lề những hành động khiếm khuyết, miền Nam Việt Nam được thừa hưởng một Xă hội Nhân Văn (Humane Society) tuy có thua thiệt về chiến lược, chiến thuật trên diễn đàn chính trị, nhưng may mắn thay, tính  nhân bản (humanistic character) vẫn được duy tŕ cho đến năm 1975.

Một chút lăng mạn của Saigon thời xa xưa...
Chuyện cuối tháng 5 của một năm...

    Saigon. Mùa mưa bắt đầu bằng những cơn mưa rào vào tháng 5 làm dịu đi tiết trời oi ả. Làm mát mắt người thưởng lăm! V́ những cơn mưa rào chợt đến, chợt đi, rồi thoắt nắng... Mưa làm ướt áo tiểu thư khiến cho áo trắng vừa đủ ướt để dán khít trên thân h́nh người thiếu nữ...
   Áo trắng thấm mưa, quấn quanh quần trắng nin phăng, dán sát trên da thịt cô em màu hồng non, nơn nà b́ bạch của lứa tuổi trăng khuyết, trăng tṛn! Ôi Thanh Xuân tôi hay tuổi Xuân Hồng Ngọc!
   Một thời áo trắng bay lượn trước cổng trường, trên các hè phố và trong t́nh ư của các chàng trai Saigon thuở đó. H́nh ảnh tà áo trắng đẫm ướt mưa của cô học tṛ ngày ấy đă dán khít nơi tâm tưởng của chàng thanh niên đờ đẩn mắt đắm ch́m...
    Rồi thời gian như gió thoảng mây bay, tóc xanh nay đă bạc mầu sương gió nhưng mắt vẫn đăm đăm nh́n về phía xa xăm chân trời như t́m kiếm điều ǵ đó ở hồi ức.
    Trong trí nhớ lăng đăng của ông lăo ngày nay vẫn c̣n đó đọng lại một thoáng lăng mạn của những cơn mưa rào và người thiếu nữ ngày nào dưới mưa.


Sàig̣n. Mối t́nh đầu của một danh ca…
"Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc, thuở ấy anh vừa thôi học xong" (1), bài hát của Phạm Duy tưởng chừng như một thiên t́nh ca cho cặp Vợ Chồng Nguyễn Hồng Ngọc - Phạm Ngọc Phương, tưởng chừng như một hạnh phúc trong khúc thiên trường ca bất tận... nào ngờ c̣n thêm câu định mệnh "Hạnh phúc nào không tả tơi , không đắng cay" (2). Hồng Ngọc ĺa đời thật sớm trong một tai nạn giao thông, bỏ lại người chồng lẻ loi với ba con thơ.
   Anh Phạm Ngọc Phương tức danh ca Elvis Phương; khi vừa thôi học, đă nổi tiếng khắp Saigon cùng với ban nhạc The Rocking Stars làm giông gió trên sân khấu nhỏ của những người trẻ, đến khi tham gia với ban Phượng Hoàng là giọng ca chính th́ tên anh được biết đến trong tầm vóc Quốc Gia lẫn hải ngoại (sinh viên du học).
   Vâng, anh là nam danh ca Elvis Phương. Nếu xứ Cờ Hoa có một ông Vua nhạc Rock Elvis Presley th́ nơi miền Nam nước Việt cũng có một Elvis Phương, vua nhạc Rock mà cho đến nay, vẫn chưa một ai có thể đến gần được cái ngai Vua Rock ở hải ngoại lẫn tại xứ Việt! và với 2 ông Hoàng Rock này đừng nói đến chuyện t́m tài năng thay thế, hoài công!
   Giọng ca nam hàng đầu của miền Nam Việt Nam: Danh ca Elvis Phương. Người vợ đầu của anh: chị Hồng Ngọc. Anh sớm có tên tuổi, một ngai vàng cho riêng anh, một sự nghiệp không ai thay thế được, một cuộc t́nh không suông sẻ trong số phận đẩy đưa!
    Bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" Phạm Duy viết năm 1970, đă có nhiều danh ca, ca sĩ hát nhưng tôi thiển nghĩ chỉ có mỗi Elvis Phương hát bài ni bằng trái tim nức nở của anh.. và  không cần nhiều đâu, chỉ chừng đó thôi, Phương đă dựng nên một thành quách cách ngăn ḍng thời gian!
    Tiếng ca đó, giọng hát đó trường tồn trong ḷng khách mộ điệu.
    Thi Nhân làm thơ, nhạc sĩ viết nhạc, ca sĩ chuyên chở cái hồn thơ/nhạc qua bài hát đến người nghe, không đơn thuần chỉ bằng kỹ năng mà cần có trái tim biết thổn thức v́ hầu hết 99 phần trăm Tân/Cổ nhạc Việt đều u buồn.
    Hoàn cảnh của Phương lúc bấy giờ có thể nói là chất liệu sống cần thiết đă chất chứa sẵn trong linh hồn và trái tim anh, chỉ cần cất cao giọng là đă chuyển tải nỗi đau từ chính ḿnh đến trái tim  người nghe. Ngai vàng của một giọng hát phải kể, từ đó mà ra.
    Vô h́nh chung, lời thơ Hữu Loan và ư nhạc Phạm Duy, đă nói lên định mệnh nào cho mối t́nh đầu của Elvis Phạm Ngọc Phương và Diana Nguyễn Hồng Ngọc!
  “Chiếc b́nh hoa ngày cưới đă thành chiếc b́nh hương”(3) Thi nhân khóc than, thương tiếc bạn t́nh trong vầng thơ. Phạm Duy Thần sầu, gửi thêm ư nhạc trong cung tiễn đưa, và Elvis Phương lănh nhiệm vụ chuyên chở đến người nghe câu chuyện t́nh nức nở của Hữu Loan!
    Thôi rồi, sự trùng hợp của định mệnh.. hay, một lần nữa, lập lại với Elvis Phương: Một phần đời của Anh đă mất... hay, một lời nguyền của một bài Thơ/nhạc ???

Hồng Ngọc mất trung tuần tháng 7 năm 1971

(c̣n tiếp)

Julie Quang
Chú Thích:
1/ Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (sáng tác Phạm Duy)
2/ T́nh khúc trên chiến trường tồi tệ (sáng tác Phạm Duy)

3/ Áo anh sứt chỉ đường tà (Thơ Hữu Loan- Nhạc Phạm Duy)

 

 

nguồn: Thế Giới Nghệ Sĩ (hải ngoại) 2016