Hồ Đ́nh Nghiêm

 

Táng Mạng – Tản Mạn



 

Viết về Vơ Phiến.  Ḿnh giở lại những cuốn sách để t́m nhặt một bóng h́nh, một nhân ảnh. Suốt tuần loay hoay để bảy ngày đụng phải ngơ cụt: Thất bại. Ḿnh chẳng nh́n ra điều ǵ khác lạ, đi ra ngoài sự cảm nhận mà mọi người đă nói, viết, về Vơ Phiến.

 

Ḿnh nhớ: Thời sinh tiền, ngồi bên Mai Thảo chưa mất, dĩ nhiên là chung chiếu cùng rượu thượng thặng, nhà văn trải ḷng: “Thế hệ cậu quả có bất hạnh, ngày trước, sinh viên đến giảng đường, ngoài tay ôm sách vở, họ c̣n siết vào ḷng Để Tưởng Nhớ Mùi Hương… các thứ. Họ có cái nh́n về văn sĩ khác với thời buổi nầy. Sách cậu hả? ...”   Mai Thảo chẳng nói hết câu. Và ḿnh, buộc phải hiểu rơ cái khoảng trống bằng bặt ấy. Một thứ tṛ chơi điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

 

Nếu sinh viên ôm truyện ngắn, dài của Mai Thảo trước ngực trên đường đến trường, ḿnh tự hỏi, vậy tác phẩm của Vơ Phiến? Hăy điền vào ô trống: Nằm trân trọng trong tủ sách gia đ́nh, trong thư viện quốc gia, hoặc những trích đoạn trên trang sách giáo khoa của bộ giáo dục soạn cho một học tŕnh nào đấy. Ḿnh đồ vậy. Do đâu? Do khi ḿnh tiếp cận với thế giới mà nhà văn Vơ Phiến gầy dựng, ḿnh bắt gặp ở đó một cơi miền trầm lặng, ít biến động, chẳng gay cấn. Ông là người phúc hậu, tạm hiểu vậy. Ông quay lưng với nỗi đau và hiển thị trên chữ nghĩa những hàn gắn, những trấn an, những lạc quan bất khả. Ḿnh nh́n Vơ Phiến, rất an ḷng khi ngó thấy bác công chức mẫu mực, đi làm đúng giờ, về nhà đọc báo vui đùa cùng vợ con. Nghiêm khắc trong cuộc sống tự ḿnh đề ra, bằng ḷng tuyệt đối với sức ḿnh tự tạo.

 

Một bác công chức trong sạch, lương lậu đủ sống. Không rượu, trà, đàn bà. Bạn ạ, văn chương người ấy sẽ đầy những dấu hỏi sâu sắc về kiếp nhân sinh.

Một bác công chức, lộ tŕnh di chuyển từ nhà đến sở làm luôn là kim ngắn dài vận hành trên ṿng tṛn khép kín của mặt đồng hồ th́ dĩ nhiên nó không xé rào, đi đêm, vượt biên, chùng vụng , lân la tới thứ h́nh ảnh rậm rật của pḥng trà, của đèn màu, của vũ nữ, của khói thuốc, của men cay. Người ta bảo, văn chương Mai Thảo là thời thượng. Tạm chấp nhận, v́ dán nhăn hiệu luôn là hành động của kẻ hồ đồ, đầy khiên cưỡng. Cả gan để hỏi. Vậy th́ văn chương Vơ Phiến?

 

Ḿnh thất bại, như đă thưa. Có lẽ do bởi đang có điều kiện để tiếp cận với trào lưu mới, nên đọc lại những áng văn ngày cũ, thấy mất dần những háo hức. Một tác phẩm luôn sống với thời gian, xưa nay hiếm! Một tuần loay hoay, đến khi cầm tới cuốn Tiểu Luận (Văn Nghệ xuất bản 1988) ḿnh đọc thấy ở trang 121, đoạn phỏng dịch về cuộc phỏng vấn nhà văn William Faulkner mà Vơ Phiến cho là độc đáo. Ḿnh xin phép trích lại ở đây, bởi ḿnh thấy ngoài độc đáo c̣n là một xúi dục đáng ngưỡng mộ: “…bản tính tôi thích lêu lổng, lang bang. Tôi không thích tiền bạc lắm đến nỗi phải làm việc để kiếm tiền. Theo ư tôi, trên cơi đời này người ta phải làm việc nhiều quá, đó là một sự nhục nhă. Đáng buồn nhất là chỉ có một điều con người có thể tiếp tục trong tám giờ, hết ngày này tới ngày kia, ấy là làm việc. Anh không có thể ăn suốt tám giờ, cũng không thể uống luôn trong tám tiếng, cũng không thể làm ái t́nh suốt trong tám giờ đồng hồ liền; chỉ có một điều mà anh có thể tiếp tục luôn trong tám giờ, ấy là làm việc. Chính v́ lẽ đó mà con người đă làm cho chính ḿnh và cho kẻ khác khổ sở và rầu rĩ đến nông nỗi này”.

 

Ở trang sau, nhà văn Vơ Phiến viết: “Nhưng câu nói ngộ nghĩnh hơn hết của Faulkner có lẽ là câu trả lời về khung cảnh thích hợp nhất đối với nghệ sĩ. Đại khái ông cho rằng theo ư riêng của ông: làm chủ nhà điếm là thích nhất. Đó là khung cảnh hoàn toàn đối với một nghệ sĩ. Được tự do về kinh tế, khỏi lo đói, lo rét, kiếm tiền dễ dàng. Ban đêm vui nhộn ồn ào, nghệ sĩ khỏi lo ǵ sầu muộn. Buổi sáng th́ xung quanh im lặng, tha hồ sáng tác, khỏi bị quấy rầy. Việc tính chia tiền trong nhà đă có vợ lo. Xung quanh ḿnh toàn là phụ nữ kính trọng ḿnh, thưa ḿnh bằng Ông! Thế mà không thích nhất à?”

 

Thích quá đi chứ. Đọc thôi đă thích, huống hồ ngồi mường ra cảnh rậm rật kia. Cám ơn nhà văn Vơ Phiến đă lựa ra những thứ “đắc địa” để giới thiệu.

Cũng giọng tâm t́nh của W. Faulkner trong bài phỏng vấn kia: “Tôi là một thi sĩ bị thất bại. Có thể là các tiểu thuyết gia đầu tiên đều muốn làm thơ, thấy rằng ḿnh không làm được rồi mới thử viết truyện ngắn, đây là loại khó khăn sau thi ca. Viết truyện ngắn cũng hỏng luôn, rốt cuộc họ mới quay ra viết tiểu thuyết”.

 

Đọc đoạn này, ḿnh thử vẽ ra một nấc thang, từ dưới đi lên:

 

Bậc cấp thứ nhất: Tiểu thuyết. (Huy chương đồng).

 

Bậc cấp thứ nh́: Truyện ngắn. (Huy chương bạc)

 

Bậc cấp thứ ba: Thi ca. (Huy chương vàng).

 

Vẽ xong th́ ḷng dạ đâm hồ nghi, cái này e chỉ có người Việt mới thủ lănh. Ấy là chúng ta có quá nhiều thi sĩ chăng? Bạn thử rà soát một ṿng, để mắt tới những trang ảo, thơ lấn át, chiếm gần toàn bộ những thượng vàng hạ cám khác. Tư duy người Việt chắc đảo lộn quy định mà văn hào Faulkner thử đưa ra. “Tui là một tiểu thuyết gia bị thất bại, có lẽ các thi sĩ đầu tiên đều muốn viết tiểu thuyết, thấy rằng ḿnh không làm được mới xoay ra viết truyện ngắn, đây là loại khó khăn sau tiểu thuyết. Viết truyện ngắn cũng hỏng luôn, họ mới mần thơ”. Thử “xây” thêm bậc thang khác, như thể ngoài hoa hậu, chúng ta c̣n giải cho á hậu 1, á hậu 2; thấy bất nhẫn liền trao thêm giải “thân thiện” cho được hoành tráng. Giả như thi sĩ mà làm thơ hỏng th́ họ chơi sang món nào? Trao cho họ giải thân thiện để họ đố kỵ nhau, chửi nhau “thơ đến từ đâu”?. Quan trọng thế đấy! Trước tiên là đến từ cảm xúc, thông qua chữ viết và biết cách hạ ḿnh đi qua cửa khẩu của biên tập, kiểm duyệt, chịu trách nhiệm in ấn, vân vân và vân vân và xôm tụ tŕnh làng.

 

Ngoài thơ chiếm đất dành dân, c̣n bắt gặp nhiều tin buồn khác dán nhan nhăn báo mạng. Nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh c̣ng tay vào tù, Khánh Ly về nước hát trong một cảnh sắc ảm đạm tựa thế. Gia tài của mẹ sao chứa một lũ bội t́nh? Khuôn mặt trong sáng, trí thức của sinh viên Nguyễn Phương Uyên làm cho diện mạo U-70 mờ mờ nhân ảnh. Về quậy và có hát, diễn tả, để hồn vào được lời Bob Dylan? “How many road most a man walk down, before you call him a man?.. How many times must a man look up, before he can see the sky? How many ears must one man have, before he can hear people cry?...”

 

Ḿnh dịch làm ǵ thứ lời lẽ tầm thường, giản dị thế? Giản đơn tầm thường nhưng lắm kẻ mù ḷa chẳng hiểu được cái đạo lư bên trong. Ôi thôi, những lỗi lầm mà ḿnh tạo ra thường do đặt sai niềm kỳ vọng. Tù tội, hàm oan và đói khổ, dẫu ngồi cơm bụi, liệu bạn nuốt trôi hạt cơm kia? Bạn đừng nói với ḿnh là và cơm chan đầy nước mắt khi trẻ con bán vé số run rẩy đứng ngó lạc hồn. Thơ truyện Việt chẳng gây được tiếng vang bởi lẽ nó quay lưng với vấn nạn đớn đau cực hoành tráng kia. Nói những thứ tủn mủn vụn vặt và an ḷng với giới hạn đó, chỉ vậy thôi. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác thời sinh tiền (sao nhiều người chóng bỏ đi thế?), thời c̣n chăm sóc tờ Văn Học có thư tâm t́nh chia sẻ cùng ḿnh: “Viết văn giọng Huế th́ cũng có nét đáng yêu, nhưng nó vẫn c̣n rào cản của địa phương, của cục bộ; viết mà cho cả ba miền đều thông cảm, cái ấy vẫn thiết thực hơn”.

 

Ḿnh biết vậy, ḿnh biết thêm chuyện hệ trọng khác, chúng ta đang sống trong giai đoạn nhiễu nhương, khó t́m ra một đồng điệu. Lúc này đây, để nguôi ngoai, chắc phải thức đêm t́m đọc lại toàn bộ những tác phẩm của nhà văn Vơ Phiến. Sẽ an tâm t́m gặp một thế giới toàn kẻ hiền lương, mộc mạc, chân chất, chậm răi nhưng chứa nhiều những suy tưởng về con tạo xoay vần. Ḿnh sẽ quyết “Một Ngày Để Tùy Nghi”. Không như truyện ngắn của Vơ Phiến, ḿnh cố quên những phiền muộn xẩy ra quanh ḿnh.

 

Hồ Đ́nh Nghiêm

 

 

Hồ Đ́nh Nghiêm và Trần Vũ được xem là hai nhà văn nam tài năng và nổi bật ở thể loại tiểu thuyết, của thế hệ đầu tiên của Văn Chương Hải Ngoại. Hồ Đ́nh Nghiêm định cư ở  Montreal Canada, sau khi vượt biên từ Huế sang trại tỵ nạn Hồng Kông vào một năm đầu thập niên 1980. Hồ Đ́nh Nghiêm đến với với gio-o.com từ năm 2008

 

http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html

 

© gio-o.com 2012