HÀ QUẢNG

Nguyễn Thị Lộ, nàng là ai?

 

Xung quanh câu chuyện Nguyễn Thị Lộ (NTL) và mối hoạ chu di của dòng họ Nguyễn Trãi quả đã không ít giấy mực bàn cãi,kể cả lý luận,nghiên cứu cho đến văn ,thơ. kịch… đã có đến hàng trăm bài viết. Gần đây người ta có xào xới lại nhưng kết luận không thật thoả mãn người đoc. Chung qui có 3 loại ý kiến khi nhận định về NTL:

- xem Thị là kẻ có tội trong âm mưu giết vua ( quan điểm của các quan gia phong kiến,  cho là NTL “tiến độc dược” hại vua  ).

- xem Thị là kẻ trong sáng vô tội, bị người vu oan giáng hoạ cần xoá cái án cũ khôi phục lại thanh danh , ( quan điểm của mốt  số trí thức sau này kể cả trong các hội thảo gần đây)[1]    

- xem Thị là nạn nhân của một triều đại có nhiều bè phái hãm hại lẫn nhau , của thói tà dâm vua chúa và sự nhẹ dạ phù hoa đàn bà ( quan điểm này chủ yếu thể hiện qua một số tác phẩm văn thơ có tính hư cấu của một số trí thức - nghệ sĩ )  .

          Chúng tôi xin được bàn thêm đôi điều về nghi án này, nhưng trúơc hết muốn trao đổi lại một số sự kiện.

          1. NTL gốc gác  bình dân ,  gia đình đi buôn chiếu [2] từ Thái Bình lên Hà nội. Nguồn gốc gia sự này là có thực vì hiện nay ở thôn Hải Triều,xã Tân lễ,huyện Hưng hà, tỉnh Thái Bình vẫn còn nhà thờ họ Nguyễn Thị Lộ và nghề chiếu được xem là nghề truyền thống  của làng.

           NTL kiến thức chủ yếu là tự học chứ không qua trường ốc đỗ đat gì . Gặp , quen nhờ nhan sắc và tài ứng đối văn thơ , được Nguyễn Trãi đưa về làm thiếp lúc còn ở Đông quan .Sau này  được vua sủng ái  (!) cho vào giữ chức Lễ nghi nữ học sĩ - một chức quan dạy cho cung nữ trong cung cấm , đây là chức nữ quan đầu tiên vua Lê giao cho một nữ nhân , trước thường giao thái giám .

          2. NTL gặp Nguyễn Trãi ở Tây hồ năm 16 tuổi, lúc này Nguyễn đang ở Đông quan , mấy năm sau theo Nguyễn vào Lam Sơn giúp Lê Lợi. Sau 10 năm kháng chiến, thêm 10 năm hoà bình Nguyễn về hưu ở Côn Sơn, cho đến  lúc này Nguyễn Trải khoãng trên 60 còn NTL khoãng trên dưói  40 tuổi ( cứ cho là từ 40-45 ). Nói về cái chết của Thái Tông ,sách “Các triều đại VIET NAM “ ghi:

 

...Một trong những sự kiện bi thảm nhất d­ưới triều

Lê là cái chết đột ngột của vua Thái Tông và kéo theo

nó là vụ án oan nghiệt giáng xuống Nguyễn Trải và gia

đình ông vào tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442) mà ngu­ời

đời vẫn gọi là vụ án Lệ Chi Viên (vụ án v­uờn vải).

Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) vua đi

tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh,

Nguyễn Trải đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của

Nguyễn Trải. 'Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên

thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương,

Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một

ng­uời thiếp của Nguyễn Trải khi ấy đã vào tuổi 40 đ­ược

vua Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn ch­ương hay,

thường đ­ược vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi

Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng

hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đư­a thi

hài vua về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh s­ư, nửa đêm.

..Nguyễn Thị Lộ bị triều đình buộc tội giết vua.

Ngày 12 tháng 8 năm đó(1442), các đại thần nhận di mệnh

là Trịnh Khả,Nguyễn Xí, Lê Thụ cùng với Lê Liệt, Lê Bôi

tôn Hoàngtử Bang Cơ lên nối ngôi, Nguyễn Trải và gia đình

bị án chu di tam tộc. [3]

Nhiều lập luân nói rằng : lúc này Lê Thái Tông 20 tuổi (1423-1442),NTL 40 tuối như mẹ con làm gì có chuyện “lăng nhăng”. Xin thưa, lập luân đó không đứng vững ,nếu ta không bị những quan niêm lễ giáo bảo thủ chi phối. Xin được bàn bac một tý theo cách nhìn “y học”. Bình thường tuổi trên dưới 40 là tuổi người phụ nữ viên mãn về nhan sắc và xuân tình . Đó là về NTL , còn Thái Tông thì khỏi nói, mới  20 tuổi nhưng lúc này đã  bốn vợ ( không kể cung nữ ),[4] như vậy ông vua này không phải không ưa thích sắc dục - một việc bình thường của vua chúa, vì ngay một vị minh quân như Lê Thánh Tông thì cũng không thoát khỏi... (?) .[5] Đó là chưa kể, theo Đinh Công Vĩ ,làng Tân Lễ quê NTL con gái đẹp và trẻ lâu có tiếng, một người trong họ Nguyễn, hậu duệ của NTL, tương truyên 80 tuổi còn xuân sắc hơn gái 40 [6] . NTL sinh thời lại là một người có nhan sắc “đổ quán xiêu đình” , với cái tuổi 40 của nàng trong những thời điểm cô tịch vời xa nơi cung cấm,  không khỏi làm cho nhà vua nảy sinh dục tâm. Như vậy ta thấy  nếu quan hệ giữa vua Lê Thái Tông và NTL có xẩy  ra thì không có gì là phi lý. Ngô Sĩ Liên trong ĐVSKTT ghi rằng: Vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng. Vua đau gì mà chết nhanh thế? Xuất huyết não, hay nhồi máu cơ tim để đột tử , hay...  ? Tại sao NTL trong thời gian hầu vua xảy ra cơ sự cứ im lặng? Cứ khách quan mà suy xét ta sẽ hiểu được thôi. Dân gian hằng bao năm nay xét đoán việc này giản đơn hơn chúng ta nhiều ! Đại đức Thích Đức Thiện thì nói rõ “ vua bị phạm phòng “[7]. Nhìn lại một chút về quan hệ Lê Thái Tông và Nguyễn Thị Lộ ta sẽ hiểu thêm điều này .

Sách ĐVSKTT có chép :

Trứơc đây Nguyễn Thị Lổ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liến   cợt nhả với thị…(trang 352, dòng 17)

…Trước đây vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trải là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm LNHS. Ngày đêm hầu bên cạnh.( tr352, dòng 5)

Dẫu to gan đến mấy các sử gia phong kiến chỉ có thể làm lơ, nói bớt chứ tuyệt nhiên không thể dám nói xấu thêm cho vua chúa.

 

          3. Trong quan hệ Nguyễn Trải    NTL có gì đặc biệt ? Tình cảm hai người là mối tình cảm ngoài vợ chồng còn là tình cảm giữa danh sĩ và giai nhân. Một thời rất đằm thắm, ngay trong những năm kháng chiến thử thách cũng vậy , nhưng về sau này do xa cách , do tuổi tác , do công viêc, không phải  không có lúc nỗi buồn len vào . Hãy đọc những vần thơ của Nguyễn Trải lúc ở Côn Sơn nhắn gửi người thiếp yêu đang vời xa nơi cung cấm:

 

   Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng

Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng

Ngoài ấy ví phỏng còn áo chiếc

Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng!

(Quốc âm  thi tập)

           Buồn , trách móc. Sự thổ lộ thầm kín mà thôi! Đây không phải là nỗi nhớ nhung vợ chồng bình thường.Tại sao NT lại nói NTL ngoài ấy “đầm ấm”còn mình thì “lạnh lùng”. Lại baỏ vợ (NTL) còn áo lẻ , rộng lòng cho mượn đắp lấy hơi. Vợ chồng tao khang , 30 năm chung sống, nếu không có chuyện gì thì  sao mà nói năng chua chát khách khí như vậy? Những tháng ngày cách biệt, NT chắc có một tiên cảm nào đấy mà đạo quân- thần không cho phép sự suy nghĩ đi quá xa!

Trúc Khê tác giả cuốn "Nguyễn Trải" viết :"Thị Lộ đã được gần vua khá lâu trước cuộc duyệt binh ở Chí Linh. Nàng được vời vào cung giữ việc dạy các cung nhân với chức  Lễ nghi học sĩ.  Rồi nhà vua đã say mê nàng. Nguyễn Trải tuy biết việc này nhưng chỉ đành bấm bụng và Thị Lộ cũng không thể có một thái độ nào khác là thụ động mối tình vương giả ấy .Nàng được lệnh về Côn Sơn để cùng Nguyễn Trải lo việc đón tiếp sau đó nàng theo giá hoàn cung với nhà vua cùng một lúc "

            Tác giả Việt sử toàn thư cũng ghi rằng  : 

                                            

           …Vua Thái Tông lạnh dần. Ngự y dùng đủ mọi phương cứu chữa mà vẫn vô hiệu. Nửa đêm mông  6 xa gia về đến kinh sư mới khua chuông báo cho thần dân biết hung tín. Ai nấy đều hết sức xôn xao. Sự thật vua Thái Tông mất chỉ vì trải một đêm tửu sắc thái quá rồi cảm nhiểm sương gió

                                                         ( Phạm Văn Sơn- Việt sử toàn thư -tr 273)

                                                                                                  

Việc NTL được giừ chức LNNHS tháng ngày quanh quẩn trong cung  chắc gì thoát khỏi sự để ý, “tầm ngắm” của nhà vua ? Rồi việc cho NTL đi theo xa giá  ?

          Trần Thị Trường trong truyện ngắn “ Ngày cuối cùng của dâm phụ “[8] đã để cho NTL bộc bạch tâm trạng:

...Dù có thế nào đi nữa thì thiếp vẫn là  đàn bà nông nổi. Thiếp vẫn lộ mình ra để lọt vào tầm ngắm cùa Nguyên Long. Thiếp vẫn ham hố chức tước.

...Song song với tình yêu ấy ( với Nguyễn Trải ) thiếp cũng yêu hoàng thượng. Hoàng thượng không chỉ là hoàng thượng còn cả ánh hào quang bao quanh. Thiếp cũng vẫn chỉ là một người đàn bà. Thiếp yêu cả hai trong một.

( người viết bài này gạch chân )


           Điệp khúc “Thiếp vẫn là người đàn bà”mà tác giả để cho NTL nhắc đi nhắc lại như hàm ý nói rõ sự bé nhỏ mong manh của nàng trước uy quyền nhà vua, nhưng cũng gián tiếp cho chúng ta thấy nàng không phải là kẻ ngoài cuộc. Đáng thương và đáng trách cũng ở chỗ đó!Chính sự nông nỗi và sự phù phiếm của nàng đã góp tay cho tội lỗi đang mơ hồ bỗng trở thành hiện thực. (Đây là một tác phẩm có tính hư cấu,chúng ta không lấy các chi tiết truyện thay cho sự thật lịch sử nhưng ta có thể qua tâm lý nhân vật được xây dựng để thấy cái nhìn , quan điểm của tác giả đối với lịch sử )

 

          4.  Đến đời Lê Thánh Tông ( Tư Thành ) con của hoàng hậu Ngọc Dao , vì ân nghĩa ngày trước Nguyễn Trải và NTL từng giúp hai  mẹ con  thoát hiểm tránh sự truy sát của Chiêu-Nghi hoàng hậu,sau này khi đã ở trên ngôi vua ,câu chuyện đã được thời gian làm sáng rõ trắng đen phân biệt,nhà vua khôi phục quan danh cho Nguyễn Trãi. Câu nói “Ức trai tâm thượng quang khuê tảo !” là sự đánh giá sáng suốt tâm hồn , công lao Nguyễn Trải. Nhưng còn Thị Lộ thì sao? Tại sao Lê Thánh Tông không minh oan cho Nguyễn Thị Lộ ? Việc liên lạc cứu mẹ con Ngọc Dao, Tư Thành phải nói công Thị Lộ có khi còn lớn hơn Nguyễn Trải !

 

         Ở đây cũng cần đối chiếu cách đánh giá phân biệt của các vị vua sau Thái Tông như Nhân Tông, Thánh Tông đối với Nguyễn Trải và Thị Lộ?.Tất cả đều đánh gia cao lòng trong sáng , đạo đức thanh cao và công lao to lớn của Nguyễn Trải.       Lê Nhân Tông (1443-1459) đã khẳng định lại công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng" (Nguyễn Trãi toàn tập, tr. 246).    Năm 1464, sau khi chính sự đã ổn định vua Lê Thánh Tông (1460-1497) chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi "tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê”, truy tặng tước Tán Trù bá, ban cho con là Anh Vũ chức huyện quan, ngoài ra còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi.

  
       
Tuy nhiên đối với Nguyễn Thị Lộ cả hai đều không một lời minh oan, mặc dầu như trên đã nói NTL cùng Nguyễn Trải  từng là ân nhân của mẹ con Lê Thánh Tông . An NTL vẫn không hề được xóa bỏ. Điều đó gián tiếp nói rằng , mẹ con vua LTT coi chuyện gian díu giữa Lê Thái Tông và Thị Lộ là có thật và xẩy ra cái chết của vua Thái Tông ,không phải NTL hoàn toàn đứng ngoài. Cũng cần nói thêm tuy minh oan cho Nguyễn Trải về đạo đức và công trạng nhưng  chỉ truy tặng tước bá (Tán Trù bá), thấp hơn tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong trước đó (Quan Phục hầu ).Như vậy vẫn xem Nguyễn Trải có phần chịu trách nhiệm về người thiếp !Điều này khớp với quan điếm của các nhà viết sử chính thống. Chính sử triều Lê  chép kết tội Nguyễn Thị Lộ đã "giết vua" và Nguyễn Trãi phải liên luỵ, kèm theo Lời bàn :"Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?" (Ðại Việt sử ký toàn thư Q. XI, tr 56a).


          Như vậy rõ ràng cả Nhân Tông ,cả Thánh Tông , cả các sử gia đều xem có quan hệ giữa Lê Thái Tông và Thị Lộ và ngầm xem vì Thị Lộ mà vua băng hà dù bị động hay chủ động? Còn Nguyễn Trải dẫu đạo đức lớn, trong sạch  tột cùng nhưng cũng không thể hoàn toàn vô can trong con mắt nhìn của lễ giáo phong kiến Phương Đông.!

 

          Nói về điều náy GS Phan Huy Lê trong một bài viết của mình có nhận xét :      

 

Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá..., lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc. ( Tạp chí Nhịp Sống 2003)

 

Việc đánh giá lại Nguyễn Trải như vậy là chí lý, nhưng về phần “nữ sĩ tài hoa NTL”,chúng tôi thiển nghĩ, trên phương diện tội nhân thì có thể bị vu oan nhưng về phía con người thì nàng quả thật khó mà xem là băng tuyết .          Với những sự kiện trên , bây giờ chúng ta suy xét lại vụ án NTL chắc dễ dàng hơn.Trược hết “cứ gọi con mèo là con mèo “, đừng né tránh sự thật.Rõ ràng Thị Lô không thể xem là thủ phạm “giết” vua, nhưng cũng  không thể là một nhân cách hoàn toàn trong sáng . Chỉ có thể xem sự nhẹ dạ ,nông nổi, phút yếu lòng của nàng đã vô tình gây nên một kết cục bi thảm, và cái kết cục ngoài ý muốn này đã bị  kẻ thù với những toan tính mưu đồ chính trị khai thác ,lợi dụng .Bởi vậy việc bênh vực, đề cao Nguyễn Thị Lộ quá mức bình thường như đặt tên đường,đúc tượng,thậm chí suy tôn là “Danh nhân văn hoá “[9], quả thật là chưa công bằng với lịch sử.Nếu đem so sánh nàng với Huyền Trân công chúa, kẻ đã sang Chiêm kết hôn cùng Chế Mân để đem về hai châu Ô. Lý cho Nhà Trần và cao hơn là mối hoà hiếu hai dân tộc, thì NTL khó sánh bằng ,thế nhưng co đường mang tên Huyền Trân ở Huế đã bị phế đi!

 
         Vụ án NTL xẩy ra trong thời kỳ rối ren của lịch sử: nơi cung cấm các thế lực hoàng tộc rắp ranh  tiếm đoạt ngôi vị ;chốn triều nghi  thì quan lai kết bè kéo đảng tranh giành quyền uy;trong gia tộc Nguyễn Trải thì chìa lìa xa cách chồng vợ, Nguyễn Trải cáo quan tâm sự đầy ẩn ức. Cái chết của vua bị bưng bít hoàn toàn, án tru di khiến không ai dàm bàn bạc lưu trữ thứ gì liên quan...Sử ký thì chép ghi lập lờ. Đời sau chủ yếu là phỏng đoán suy xét.


         
Quả thật đây là một vụ kỳ án, đầy éo le bi đát , không phải chỉ trong nước ta , mà khắp bốn cõi cũng khó gặp.Tính éo le , bi đát của nó được đẩy lên cao độ vì mối quan hệ của ba nhân vật quá xuất chúng , một vị vua tài hoa đang độ ,một kỳ nữ quốc sắc thiên hương và một danh nhân tài cao đức trọng. Kết cục quá bi thảm không chỉ vì cái xã hội nhiễu nhương đầy những gian tham mưu hại  của bọn gian thần như bấy nay ta hiểu, mà còn  vì sai phạm của con người dẫu họ là ai nhưng trong phút giây sa ngã hoặc vì nhu nhược trước cám dỗ trần tục mà đưa đến suy vong! Dẫu có là nạn nhân chăng nữa con người cũng phần nào chịu trách nhiệm trước số phận của mình.

 
        
Như trên đã phân tích, một thời kỳ vì những thiên kiến chính trị, người ta đã đánh giá các hiện tượng lich sử có phần cực đoan, để bảo vệ nền kỷ cương phong kiến chính thống họ lên án NTL, ngược lại để cổ suý cho những kẻ bị áp bức lên án giai cấp thống trị , người ta lại bênh vực NTL .Cái vòng luẩn quẩn bao nhiêu năm, phỏng đoán chồng lên phỏng đoán! Gần đây có một cách nhìn mới thuộc về các trí thức - nghệ sĩ khi họ trở về tìếp cận  lịch sử để sáng tạo .Người ta đánh giá lại Gia Long, bình xét lại Hồ Quý Ly…và ngay cả NTL, nhiều nhà văn ,nhà thơ ,thông qua các hình tượng nghệ thuật đã gián tiếp thể hiện cái nhìn của mình đối với lịch sử .Họ trả NTL về với cái bản diện chân thật cuả nàng, người phụ nữ tài hoa, mệnh bac,  vừa cao thượng vừa yếu đuối  và cũng nhẹ dạ cả tin, đôi khi bị ánh sáng phù hoa lừa  mị!

Lời kết của người viết bài này xin được bày tỏ qua sự tâm đắc với một bài thơ:  

 

Nghĩ lại về ngu­ời thiếp của Ức Trai!

 

Nếu ngày ấy bên Cửa khuyết

Nàng đã chẳng nhìn vua

Bằng cái nhìn e ấp

Và má nàng như­ lụa

Chẳng một thoáng hu­ờng lên.

 

Nếu ngày ấy ngựa xe

Biết làm nàng run sợ

Nàng chớ mãi nhìn lên

Mà hãy biết nhìn xa

Về phía Côn sơn ấy

Mái tóc ai dầm dề.

 

Nếu ngày ấy lầu hồng

Biết thu­ơng kẻ lạnh lùng

Nếu ngày ấy áo chiếc

Biết đắp lấy hơi cùng...

 

Nêu ngày ấy, ngày ấy...

Thì làm chi có chuyện.

V­uờn Lệ- chi hoá biển

Sóng vỗ hận nghìn thu. !

                           Yến Nhi

              ( Tạp chí Hồng Lĩnh -1995)

 

HÀ QUẢNG

( Hội VHNT Hà Tĩnh) 



 

 

Ghi chú:

 

1  Hội thảo vê Nguyễn Thị Lố tổ chức ở Hà Nôi 03-2003, và các bài của Hoàng Đức Hải , Nguyễn Thành Vinh-VN 2003

[2] , 6  Theo Đinh Công Vĩ -Tân Lễ quê gốc LNNHS Nguyễn Thị Lộ-Báo Văn nghệ 9/2003

[3] Quỳnh Cư-Đổ Đức Hùng -Các Triều đại VN - NXB Thanh Niên,Hà Nội 2001, Trang 179

[4] sđd  - Các Triều đại VN-  trang 180

[5] Tạ Chí Đại Trường - Sử Việt đọc một cuốn (III) - Tiền vệ 2003.

Sđd Các Triều đại VN ghi:  “...vua nhiều phi tần  quá nên mắc bệnh nặng.Hoàng hậu Trường Lạc bị giam lâu ở cung khác được đến hầu bệnh ,bèn ngầm đem thuốc độc trong tay sờ vào chỗ lở bệnh vua vì thế nặng thêm”- Trang 184 

 

7,9 Thích  Đức  Thiện - Những điều cần đính chính và xác minh về NTL & NT - Báo Văn Nghê sô 27/2003

[8] Trần Thị Trường - Ngày cuối cùng của dâm phụ -  Báo VN số 24/2003

 

 

***