5 câu

gio-o.com phỏng vấn

Về Văn Chương Mạng

Nguyễn Thị Khánh Minh

 

1 : Văn Chương Mạng. Với người tiêu thụ tham gia vào mạng internet hiện nay, có khuynh hướng tiên đoán là sản phẩm tưởng tượng như truyện/chuyện dài ngắn sẽ lụi.  Các hàng thật như tản mạn/tự chuyện … sẽ lên, bạn nghĩ thế nào?

Nguyễn Thị Khánh Minh:Tôi không tiên đoán thế. Nói riêng, với điều kiện hoàn cảnh của tôi, không có nhiều dịp để sinh hoạt hội họp văn chương, cũng không đủ điều kiện để có và chứa sách, nếu không có internet để đọc, để xem, th́ chắc sẽ thành kẻ tụt hậu, giờ chỉ việc click một cái là tha hồ. đọc ư, xem phim ư, tin tức ư, ǵ cũng được đáp ứng tức thời cả. Nói chung, mọi người bây giờ, nh́n chung quanh đi, ai cũng cầm trên tay cái này cái nọ xem xem bấm bấm. Kẻ không nhiều th́ giờ và chỉ muốn giải trí ắt sẽ kiếm món ǵ nhanh nhanh hấp dẫn để tiêu khiển. Người có th́ giờ th́ miệt mài lướt web. Mỗi người sẽ tùy theo sở thích ḿnh để lựa chọn đọc. Tôi th́ vẫn t́m đọc truyện dài, truyện ngắn, tản mạn, thơ trên văn chương mạng, và không chỉ đơn thuần là giải trí, mà đọc, nghiêm túc, để bồi đắp vốn hiểu biết, để hưởng thụ món ăn quư của tôi là thơ. V́ vậy mà tôi rất biết ơn kỹ thuật truyền tin tức th́ và phong phú này, và tôi vẫn tin vào thọ mạng của những loại văn chương c̣n có người t́m đến.

 

 2: Bạn có thể cho biết nơi bạn đang sống, và liên hệ môi trường đang sinh sống của bạn với sinh hoạt Văn Chương Mạng của cá nhân bạn. Bạn có nhu cầu chia sẻ những sáng tác của bạn với những người đang sinh hoạt hàng ngày với minh không ? Có th́ tại sao , và không th́ tại sao ?

Nguyễn Thị Khánh Minh: Một trong vui thú của tôi là gửi bài đến các trang mạng. Tôi không có blog cá nhân, và tôi thích thấy bài của ḿnh ở các trang web, blog mà tôi tin tưởng và yêu thích. Tôi thích tham gia văn chương mạng, v́ một điều, sáng tác xong được chia sẻ ngay, nó thỏa măn nhanh chóng cái nhu cầu muốn bạn bè cùng mọi người đọc ḿnh. Tôi thích v́ thêm nữa, văn chương mạng, cũng có, nhưng không tạo nên cơi thị phi nhiều như cơi văn chương mà người ta thường xuyên gặp gỡ hội này đoàn nọ… do vậy mà tôi thích những trang không có phần comments, v́ như thế cái cơi thị phi ảo kia nó lại đâm ra tác hại và truyền nhiễm nhanh hơn, bởi khó giữ comment chừng mực trong sự tôn trọng nhau mà không bị rơi vào nói qua nói lại. Rồi đâm ra mất tính văn chương trong sáng của một trang mạng. Cứ đọc, cứ viết rồi gửi đi, có thể bạn cho văn chương mạng xô bồ, nhưng mọi thứ nó đều có sự lọc sàng tự nhiên theo luật đào thải, theo thời gian. Mỗi người đều có cách chọn thượng vàng giữa hạ cám.

 

 3 : Tiếng Việt ở Sài G̣n có thể khác với tiếng Việt ở California và như thế việc xử dụng Tiếng Việt đóng vai tṛ thế nào trong sinh hoạt giao tiếp với độc giả toàn cầu của thế giới mạng ? Nỗ lực viết tiếng Việt hiện hữu như thế nào khi bạn mở máy sáng tác một tác phẩm. Bạn có bao giờ nghĩ ngợi về vấn đề viết tiếng Việt trong thế giới toàn cầu hóa không ?

Nguyễn Thị Khánh Minh: Trong lần phỏng vấn tôi nhân Gio-o 10 năm, Gió có một câu hỏi gần giống đề tài này, và tôi có trả lời sự khác nhau giữa tiếng Việt trong nước và tiếng Việt ở đây là một điều thú vị cho người đọc lẫn người viết. Tôi thích người viết, ngoài đ̣i hỏi văn phạm căn bản ngôn ngữ ḿnh, họ c̣n dùng những chữ mới phản ảnh được tiếng của thời đại họ đang sống nữa. Người Việt ḿnh trong nước, với số đông, hoàn cảnh sống, nhiều tiếng mới phát sinh để đáp ứng với t́nh cảnh, nên dĩ nhiên có nhiều tiếng mà người Việt ḿnh ở đây có vẻ dị ứng, khi viết tôi cân nhắc, dùng chữ hợp với tâm trạng t́nh cảnh ḿnh, dùng những chữ đă trụ được với thời gian, và dùng cả những chữ mới phát sinh ở bên nhà, nếu nó không quá lập dị và do sự ra đời hợp lư của nó nữa. Ngôn ngữ phát triển theo thời đại và không gian sống. Do đó người viết phải không ngừng nỗ lực làm mới để thích ứng với nhận thức của thời đại. Và qua văn chương mạng, người trong nước ngoài nước đọc lẫn nhau, nhận ra ngay những ưu khuyết điểm của tiếng Việt đang dùng, dung ḥa được những khác biệt. C̣n nhiều nhà văn thơ, cũng như tôi, dùng tiếng Việt, v́ giờ ở đây c̣n có người đọc, bên nhà có người đọc, và v́ một chút mơ mộng, có hăo huyền không, giữ chút nào hay chút nấy tiếng Việt cho con cháu ḿnh ở đây. Nước Việt ḿnh bao giờ thành cường quốc th́ chắc thế giới sẽ phải t́m đến tác phẩm tiếng Việt để đọc thôi…

 

4 : Theo bạn Văn Chương Mạng xóa nḥa được biên giới địa lư như thế nào ?

Nguyễn Thị Khánh Minh: Con người luôn bị khuất phục bởi cái hay cái đẹp, cái tốt, và có chiều hướng muốn thay đổi cái xấu cái dở của ḿnh. Có phần lợi ích tích cực, văn chương mạng với tốc độ tức th́ và phổ biến, sẽ đưa đến tác động hai chiều, nhận ra được ưu nhược điểm của nhau, dung ḥa được những ư kiến, quan niệm khác biệt, thậm chí nếu không dung ḥa được, th́ ít ra họ cũng nhận thức được, ngoài ḿnh c̣n có những khác biệt ở đằng kia… điều đó thúc đẩy đến thu hẹp biên giới địa lư. Văn chương mạng tác động vào việc ấy không nhỏ. Tôi nghĩ thế.

 

 5 : Nhân dịp Gió O Kỷ Niệm 15 Năm sinh hoạt trên mạng, bạn có thể cho một nhận xét Gió O đóng góp thế nào vào Văn Chương Mạng

Nguyễn Thị Khánh Minh: 15 năm, một chặng thời gian dài, c̣n thở, c̣n khỏe, c̣n tấp nập đóng góp nước mắt nụ cười để hôm nay bên nhau lung linh thắp nến sinh nhật, th́ quả là một kiên tŕ đáng nể, để cống hiến cho nền văn chương mạng những sản phẩm tinh thần có giá trị, của chủ biên lẫn người cộng tác. Sự dài hơi ấy có được và c̣n tiếp tục là do một điều rất quan trọng là đam mê. Gio-o đă làm được đúng như câu chủ trương, đam mê thách đố trí huệ sáng tạo.

Trên đây là ư kiến chủ quan của tôi. Xin cảm ơn các bạn. 

 

Nguyễn Thị Khánh Minh

 

http://www.gio-o.com/15NamGioO.html

 

 

 

© gio-o.com 2016