Bóng thời gian

 

Lê văn Phúc

 

 

DƯƠNG THIỆU TƯỚC

(1915-1995)

 

nghe bài Bóng Chiều Xưa, nhạc Dương Thiệu Tước, tb: Ngọc Hạ

nghe bài Đêm Tàn Bến Ngự, nhạc Dương Thiệu Tước, tb: Ngọc Hạ

nghe bài Tiếng Xưa, nhạc Dương Thiệu Tước, tb: Thùy Dương

  

Dương Thiệu Tước sinh năm 1915, quê quán tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng tỉnh Hà Đông, thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, cháu nội của cụ Nghè Vân Đình Dương Khuê.

 

Theo Lâm Viên trong trang Đac Trung, thuở nhỏ Dương Thiệu Tước học tại Hà-Nội, thập niên 30 gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) cùng Thẩm Oánh, Lê Yên, Dzoãn Mẫn, Vũ Khánh...

 

Dương Thiệu Tước  là người có sáng kiến soạn các nhạc phẩm thuộc loại “Bài Tây theo điệu ta”, mở một đường hướng mới cho nền tân nhạc Việt Nam.

 

Những nét nhạc Tây phương ấy đã tạo thành các ca khúc nhẹ nhàng, êm ái, du dương mà vẫn không mất đi hồn dân tộc quấn quít trong cung điệu mang đầy tính chất khai phá,  quyến rũ.

 

Trong âm nhạc Việt Nam, chúng ta phải  nhìn nhận rằng: Nhạc Dương Thiệu Tước rất tình tứ,  trong sáng và thật là sang trọng.

 

Từ dòng máu nghệ sĩ, từ con tim đa cảm, từ một tâm hồn biết rung động trước thiên nhiên mênh mông, trước cuộc đời đa dạng, Dương Thiệu Tước đã tự tạo cho mình một hướng đi và một địa vị trong làng nghệ thuật.

 

***

Đóng góp trong bài này, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có hai thầy trò: Aáy là thầy Nguyễn Túc và Cai tôi.

Thầy Nguyễn Túc: Này cậu, sao kỳ này cậu lại giới thiệu Dương Thiệu Tước mà không phải là người khác?

Cai tôi: Dạ, chính thế! Bởi vì lần trước, em đã nhắc đến Thẩm Oánh thì bài kế tiếp bắt buộc phải là Dương Thiệu Tước rồi còn gì...

 

Sao lại là “bắt buộc” vậy cà?

 

Dạ, vì  tên của hai nhạc sĩ này thường đi cặp kè với nhau. Ngay cả cuộc đời cũng vậy. Thầy còn nhớ là hai người cùng sinh trưởng ở ngoài Bắc, cùng lứa tuổi, xê xích nhau có 1 tuổi thôi à! Cùng sinh hoạt trong ngành âm nhạc trong ban  “Hoa lưu ly”, lại có họ hàng với nhau nữa chứ ! (Bà Thẩm Oánh là em họ Dương Thiệu Tước).

 

Cuối cuộc đời, hai người cũng đều thọ ở tuổi 81, mất cách nhau 1 năm.

 

Trong giới nhạc sĩ, tuy hai người theo hai lối mộng khác nhau khi sáng tác nhưng cùng chung mục đích là tô bồi cho nền tân nhạc Việt Nam ngày một thăng hoa nên con đường cùng đi là khai phá, là mở một kỷ nguyên mới. Hai cái tên Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước cặp kè với nhau như thế nên khi Cai em  viết về Thẩm Oánh không thể không nhắc đến Dương Thiệu Tước được, thưa thầy!

 

Có lý! Cậu giải thích như thế tôi mới chịu, chứ mà cậu nói cái kiểu “cả vú lấp miệng em” là tôi không  được đâu  đấy nhá!

 

Dạ, đâu có. Em có “cả vú” “lấp miệng“ ai hồi nào đâu mà thầy đe em thế? Thế thầy có kỷ niệm nào về nhạc sĩ họ Dương này không?

 

Có, tôi biết Dương Thiệu Tước là người thuộc gia đình danh giá, mà ngoài đời ông ấy cũng có tác phong lịch lãm và ăn mặc sang trọng nữa. Lúc nào cũng vận com-lê mầu trắng, mũ trắng, giầy trắng, còn cà-vạt mầu gì thì tôi không nhớ. Như vậy là lịch sự lắm đó nghe. Thời 1930-1940 mà “diện” vậy là “đờ-luých” rồiù. Với tác phong, học vấn, tài năng như vậy thì thử hỏi ai mà không mê cho được?

 

Thầy hỏi em hay thầy hỏi ai đó?

 

Hỏi cậu. Nếu cậu không trả lời được thì cậu thử hỏi ngay bà chị Minh Trang xem bà ấy trả lời như thế nào?

 

Cái này thì em xin chịu. Thôi để em hỏi bà chị Minh Trang vậy nhá!

 

(Cai tôi  bấm  máy tê lê phôn qua bên Cali., đầu giây bên kia là chị Minh Trang)

 

A-lô! A-lô! Thưa chị Minh Trang  đó ạ? Vâng, em là Cai Phúc, tác giả loạt bài “Niềm vui trong tân nhạc” đây ạ! Sở dĩ em gọi chị là vì em đang bàn về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cùng với thầy Nguyễn Túc. Đến cái đoạn thầy Túc biểu rằng  hồi trẻ ở Hà-Nội, Dương Thiệu Tước rất hào hoa, nhiều cô mê lắm. Em không biết mảy may gì về vụ này nên xin thỉnh ý chị xem chị nghĩ thế nào ạ?

 

Đầu giây nói bên kia, bà chị Minh Trang cười rộn ràng:

 

Đúng như anh Túc nói đấy, chú ạ! Hồi trẻ, anh Dương Thiệu Tước rất đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi, tài hoa, đúng là một công tử của Hà thành hoa lệ.

 

Em hỏi khí không phải, thế anh có lọt vào mắt xanh của chị không?

 

Chú còn phải hỏi gì nữa! Lọt ngay í chứ! Hồi ấy là năm 1949, khi tôi làm việc tại Đài Phát Thanh Pháp Á.

Chị hát cho đài này hay sao?

 

Đâu có, tôi đậu tú tài Pháp tại trường Khải Định, làm biên tập viên chương trình Pháp ngữ cho đàøi chứ có hát hò gì đâu!

 

Thế cơ duyên nào chị trở thành danh ca Minh Trang?

 

Thế này! Hồi ấy, ít ca sĩ lắm. Trong đài, tôi thường ca hát nghêu ngao. Một bữa, thiếu ca sĩ, họ thấy tôi thích hát nên bảo tôi hát thử xem sao. Nghe xong, thấy tôi hát cũng được nên cho tôi hát trong chương trình ca nhạc. Từ đó, tôi thành ca sĩ, năm 31 tuổi.

 

Thành ca sĩ Minh Trang?

Đúng thế!

Nhưng tên thực của chị là gì ạ?

 

Tên thực của tôi là Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Còn “Minh Trang” là tên ghép của con trai và con gái (con trai tên Minh, con gái tên Trang tức Quỳnh Giao).

 

Chị có xử dụng một thứ nhạc khí nào không?

Tôi chơi đàn dương cầm từ hồi còn nhỏ.

Chị làm việc cho đài Pháp Á bao lâu?

Từ năm 1948-1949, sau này đổi lại là đài phát thanh quốc gia, cho đến năm 1975.

Em cám ơn chị cho biết một vài chi tiết hấp dẫn. Cần gì, em lại xin phép hỏi chị thêm được không ạ?

Được, nếu tôi không mắc bận thì tôi xin trả lời chúù ngay.

Dạ, em xin tạm ngưng ở đây, chị nhá! Cám ơn chị ạ!

(Ngưng điện đàm)

 

Thưa thầy Nguyễn Túc, em đã hỏi chị Minh trang về một khía cạnh cuộc đời của Dương Thiệu Tước. Thế đối với thầy, thầy còn biết gỉ thêm về nhạc sĩ này không?

 

-Có chứ! Tôi nhớ là Dương Thiệu Tước có mở một tiệm đàn trên phố Hàng Gai, Hà-Nội, bán các thứ đàn. Nhà tôi ở gần tiệm đàn của ông. Tôi còn biết là nhạc sĩ này xử dụng được mấy thứ đàn ta nữa nên chúng ta không lấy làm lạ khi nghe Dương Thiệu Tước sáng tác ca khúc hết sức đặc biệt và tuyệt vời. Đó là bài “Đêm tàn Bến Ngự”. Bản nhạc này vừa có cung bậc Tây phương, vừa mang âm hưởng Đông phương dìu dặt, mơ hồ, cùng với nét buồn man mác, trữ tình  của miền sông Hương núi Ngự.

 

-  Thầy nói đứng đấy! Em còn nghe chị Minh Trang nói rằng trước khi sáng tác bài này, Dương Thiệu Tước đã tới Huế, ngủ đò trên sông Hương cả tháng trời để tìm hứng sáng tác một tuyệt phẩm như thế!

Đây là nguyên  tác “Đêm tàn Bến Ngự”:

 

Ai về bến Ngự  cho ta nhắn cùng

Nhớ chăng non nước Hương Bình

Có những ngày xanh

 Lưu luyến bao tình

Vương mối tơ mành.

 

Hàng cây soi bóng nước gương

Thuyền xa đậu bến Tiêu Tương

Lưu luyến thay phút say hương dịu buồn

Nhưng thoảng nghe khúc ca Nam Bình sầu than

Như nức nở khóc duyên bẽ bàng

Thấp thoáng trăng mờ

Ai than ai thở, đời vui chi trong sương gió

Ai nhớ thương ai

Đây lúc đêm tàn, tình đã lạt phai.

 

Thuyền ơi đưa ta tới đâu?

Tìm trăng, trăng khuất đã lâu

Sương xuống trên bến cô liêu thêm sầu

Bèo nước gió mây, đêm ngắn tình dài

Có ai nhớ ai nơi giang đầu.

 

Thầy Nguyễn Túc:

Đấy là lời 1. Tôi nhớ còn lời 2 nữa, nghe cũng “lưu luyến bao tình, vương mối tơ mành” lắm, cậu ạ!

Vâng, đây là lời 2, như ý thầy muốn:

Ai về bến Ngự, cho ta nhắn cùng

Bến xưa non nước Hương Bình

Những phút tàn canh

Vương vấn bao tình

Ai rứt sao đành.

 

Thuyền mơ trong khúc Nam Ai

Đàn khuya trên sông ngắn dài

Ai luyến ai tiếc khúc ca Tần Hoài

Ôi vẳng nghe tiếng ai âm thầm trầm ngân

Như nhắn nhủ mối duyên thờ ơ

Sông nước lững lờ

Ai mong ai chờ, đời vui chi trong sương gió

 

Đây phút cô đơn

Ai oán cung đàn sầu vọng trần gian

Thuyền ơi! đưa ta tới đâu

Hồn thơ vương vấn canh thâu

Thương tiếc chi phút bên nhau thêm sầu

Bao kiếp  giang hồ

Ly biệt tình hoài

Có ai nhớ ai nơi Hương Bình...

 

Thầy Nguyễn Túc:

Nghe buồn thật đấy cậu ạ! Tôi là người không biết mơ mộng, tình tứ là gì mà đã thấy lòng mình vấn vương, quyến luyến bao tình rồi. Thế còn như cậu, cậu có thương cảm, nhớ nhung gì không?

Dạ không, vì em có bao giờ được cái hân hạnh ngủ đò trên sông Hương bao giờ đâu mà có kỷ niệm nhớ nhung, thương cảm! Nhưng nói một cách khách quan, phiến diện thì nghe xong  em cũng cảm thấy như mất mát, thiếu thốn một cái gì khó tả!

 

Khó tả là khó tả như thế nào?

 

Như thế này: Là em muốn níu kéo đêm đừng tàn trên sông Hương, bến Ngự, để cho mối tình cứ còn dài dài, hoài hoài  trên con đò chòng chành nơi bến cô liêu.

 

Thì chính nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã mô tả rất ư tình tứ rồi đấy chứ! Như “Lưu luyến thay phút say hương dịu buồn” ø, “Đây lúc đêm tàn, tình đã nhạt phai”, “vương vấn bao tình, ai rứt sao đành”... toàn là những câu buồn, cực tả mối tình tối nở sáng tàn, chả đi tới bến bờ nào sốt cả!

 

Nói thực với thầy, chứ em nghĩ thật bụng rằng người nghệ sĩ coi đây chỉ là khung cảnh để diễn tả tâm tư  cho nó có vẻ thơ mộng,  trữ tình  thôi, chứ chả có ai lại đi ngủ đò rồi lấy ngay cô lái đò ấy đâu! Họa hằn mới xẩy ra thôi à! Đó là trường hợp đặc biệt.

 

Ừa, tôi cũng nghĩ như cậu vậy đó! Thế cậu “sang số” được chưa hay còn “dậm chân tại chỗ”?

 

Dạ, em “sang số” ngay đây. Bàn về những nhạc phẩm nổi tiếng của Dương Thiệu Tước thì nhiều lắm. Em chỉ xin đơn cử vài bài thôi. Như bài “Kiếp hoa”, nhạc sĩ thương cảm cho  đời hoa sóm nở tối tàn. Aån hiện trong đó, hình như chúng ta cũng nghe cả tiếng lòng thổn thức của người thiếu nữ e ấp bên hoa, không biết cuộc đời mình có “sớm nở tối tàn”, có mong manh như đời hoa bạc mệnh?

 

    Có câu hỏi đấy mà chờ đợi mãi chẳng thấy ai trả lời:

Trong vườn chiều êm nắng tươi

Đàn bướm lượn bay tưng bừng

Mầu cánh vàng xanh trắng hồng

Rung rinh lướt êm lẫn cùng sắc hoa.

 

Vui đùa lững lờ bên hoa

Bầy én lượn bay tưng bừng

Ngàn tiếng đồng ca vang lừng

Hầu như lãng quên tháng ngày dần trôi.

 

Nhưng bên luống hoa

Kìa ai ngồi thở than

Thương cho đời hoa khéo sao sớm nở tối tàn.

Mà giờ đây, muôn hoa thắm tươi,

hương theo gió đưa trong muôn sắc huy hoàng.

       

 Ai có ngờ đâu

Khi ánh tà dương

Lắng sau màn sương

Hoa lìa cánh biếc

Hồn theo gió vương.

 

Nhưng bên luống hoa

Kìa ai ngồi thở than

Lo thay hồng nhan

Giống hoa sớm nở tối tàn.

 

Thầy Nguyễn Túc:

 

Tôi nhận thấy ở Dương Thiệu Tước điểm này: Ông thường nhớ về dĩ vãng, luyến tiếc thời xa xưa. Dù ở tuổi thanh xuân nhưng ông đã như người từng trải, nhìn cuộc đời qua lăng kính hoàng hôn. Ông như mang tâm sự một kẻ tài cao mà bị đời bạc đãi khiến lỡ làng như cung đàn của Tư Mã nơi giang đầu bến Tầm Dương đất trích.

 

Chà, nghe thầy nói đã quá ta! Thầy cũng “thi văn hợp tuyển” đấy chứ!

Thế cậu tưởng tôi là “vai u thịt bắp” như cậu ấy à?

Dạ, em đâu dám, nhưng em cũng cứ mơ mơ màng màng như thế chứ lị! Thầy nhận xét rất chính xác.

Đây, em xin trình bài “Tiếng xưa”:

Hoàng hôn, lá reo bên thềm

Hoàng hôn, tơi bời lá thu

Sương mờ, ngậm ngùi xuân xanh

Bâng khuâng, phím loan vương tình.

 

Đâu  bóng trăng xưa, mơ khúc nghê thường

Phai tàn một thời liệt oanh, xa đưa gió mây lạnh lùng

Chiều thu, nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu

Tiếc thay tài cao đành lỡ làng.

Man mác  khói hương bay dịu dàng.

Như tóc mây vương, dáng liễu mơ màng,

Cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương

Ai đó tri âm biết cùng...

 

Thầy Nguyễn Túc:

Cậu thấy trong bài này có gì đáng nói không?

 

Dạ, không. Em không thấy gì đáng nói cả!

 

Có chứ! Đó là chép sai và hát sai. Có hai chữ viết sai và hát sai làm hỏng cái ý của người viết nhạc viết lời. Cậu nghe lại câu”Chiều thu, nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu,tiếc thay tài cao đành lỡ làng”.  Tiếc thay “TÀI CAO” mà đành phải lỡ làng, dang dở, hẩm hiu  cả một cuộc đời. Đó là cái ý chính của bản nhạc. Aáy thế mà trong hầu hết những bài hát và hầu hết ca sĩ trình diễn đều hát rằng “Tiếc thay TẠI SAO  đành lỡ làng” thì chữ “tại sao” không có ý nghĩa gì cả. Tài cao mà đành phải lỡ làng mới đủ ý nghĩa, mới thấm thía, chứ “tại sao lỡ làng” thì hỏi cũng như không hỏi, chả nói lên được cái gì sốt cả! Cậu đồng ý thế không?

 

Dạ, em chịu thầy là có nhận xét tinh tế, hợp tình, hợp lý Nói đến viết sai, hát sai thì trong tân nhạc việt Nam nhiều lắm. Chẳng hạn như “vành nôi” thì hát là “vành môi”, “Tôi ra đứng tựa gốc bàng, chồng tôi cưỡi ngựa cả làng ra xem” thì hát là “Tôi ra đứng tựa cổng làng, chồng tôi cưỡi ngựa cả làng ra xem”. Câu trên vần “làng”, câu dưới cũng vần “làng” sao nghe tệ vậy. Nhà thơ đâu có thiếu vần? Lại nữa, câu” Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm, chả biết tay ai làm lá sen” thì hát rằng” Vẫn hỏi lòng mình là hương...khói” thì có chết người không cưa chứ!

 

Chả chết ai đâu, nhưng đau cho tác giả  thôi! Thôi ta tiếp đi kẻo mang tiếng là “câu giờ” thì khốn!

Dạ, xin tiếp. Vẫn hướng lòng mình về dĩ vãng, Dương Thiệu Tước viết “Ôi, quê xưa”. Nhớ quê, yêu quê thì ai mà chẳng nhớ. Nhưng người nghệ sĩ về thăm quê cũ trong một buổi chiều thu hiu hắt gió mưa, nhìn thôn xóm điêu tàn, nhớù đến kỷ niệm xưa mà lòng chùng xuống, mới viết được những nét nhạc Tango Habanera buồn xa vắng như thế này, thầy ạ:

 

Rồi một chiều thu

Tôi về cố hương

Nhìn cảnh làng xưa

Vết hoang tàn đìu hiu gió sương.

 

Nhìn xóm làng vắng thưa

Nhớ chốn đây năm  nào

Chiều chiều bao người hẹn nhau

Đến bên nhịp cầu.

 

Tối tối quây quần, mơ đón trăng lên, vui lời trao duyên

Hôm nay chốn đây, thôn làng quạnh hiu, người vắng xa.

 

Rồi một chiều thu

Trông về cố hương

Lòng nặng sầu vương

Thiết tha niềm thương.

 

Trong  tâm trạng buồn vương man mác, nhìn cảnh nào cũng như đeo một mối sầu riêng, Dương Thiệu Tước viết bài “Aùng mây chiều”, vẽ nên một bức tranh có mầu sắc vàng úa, có mây hững hờ trôi, có con thuyền rời bến vắng không biết về đâu trong cảnh chiều ta. Lồng trong đó là nỗi lòng gửi gấm cố nhân, gặp nhau, yêu nhau rồi lại phải chia tay nhau để cho xa cách muôn trùng...

 

Thầy Nguyễn Túc:

Này cậu ơi! Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước viết nhạc thì nghe nhẹ nhàng, du dương, quyến luyến như thế. Còn cậu, khi cậu “com măng te” thì sao nó lại bi ai, sầu thảm, thương tâm đến như vậy cà?

Thưa thầy, là bởi vì người nghệ sĩ phải thu vén vào trong mấy dòng nhạc, mấy hàng chữ cho nên không thể nói được hết cái nỗi lòng. Còn như em, em hiểu được tâm  tư người nghệ sĩ, hiểu được mối tình không trọn vẹn nên “ta cũng nòi tình thương người đồng điệu”, em diễn tả dài dòng văn tự cho nó đủ ý tình, cho nó trọn vẹn mà thôi. Chứ em có “vẽ rắn thêm chân” đâu ạ!

 

Tôi thấy cậu không vẽ rắn nhưng “thêm chân” thì cậu thêm nhiều chân lắm rồi!

Cám ơn thầy quá khen! Em tiếp nhá!

Ừa!

Tiếp, đây là một đoạn trong “Aùng mây chiều”. Nhịp điệu Lento, êm nhẹ:

Trời hoàng hôn nắng vàng xao xuyến

Kìa làn mây gió quyến xa đưa

Mây trôi lững lờ, hồn ai luống ngẩn ngơ

Chiều lắng lắng xuống dần, lắng lắng gieo buồn, chiều mơ.

 

Nhìn áng mây chiều

Thuyền mây lướt tha thướt tha thướt về bến nao

Chìm trong bóng tà dưới trời u sầu

Làn mây kia gió đưa về đâu?

 

Nhìn áng mây chiều

Lòng thao thức tưởng nhớ hình cố nhân

Ngày chia tay thiết tha bao tơ lòng

Mà giờ đây cách xa muôn trùng...

 

Thầy Nguyễn Túc:

Ừa, nghe thiết tha thật ấy chứ! Nhưng cái chữ “tơ lòng” thì tôi không hiểu nó như thế nào?

Em cũng vậy. Nếu hỏi “tơ tầm”, “ tơ  sợi”, “tơ vương”, hoặc cùng lắm là “ tơ vò”, “tơ lơ mơ” thì em còn giả nhời được, chứ nư “tơ long” thì em xin chịu, không biết nó như thế nào, nó ra làm sao xất cả!

 

Chữ nghĩa văn chương bác học nó rắc rối lắm, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu...

Dạ, hay là cái đó để rồi khi nào gặp lại nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, thầy trò mình sẽ hỏi lại cho rõ.

Chính thế. Tiếp được chưa?

Dạ, được. Trong một dịp điện đàm với chị Minh Trang, em có hỏi rằng thì là:

 

  Chị sáng tác chung với anh bao nhiêu bản nhạc ạ?

Chị trả lời rằng:

- Tôi chỉ viết lời bản “Bóng chiêu xưa”. Còn những bài khác, anh ấy thích thì  để tên tôi vào cho vui vậy thôi, chú ạ!

 

Như thế, do chính lời chị Minh Trang nói thì em phải tin là chị rất thành thực và khiêm tốn.

Thầy Nguyễn Túc:

Bản “Bóng chiều xưa” cũng nổi tiếng lắm đấy, cậu ạ! Hay là để tôi  dạo đàn dương cầm theo nhịp Slow Fox, cậu hát thử xem nghe có được không nghe?

Dạ, thầy đờn, em ca nhưng chớ có thu thanh làm CD...

 

Sao vậy? Bây giờ đang có phong trào hát Karaôkê, thâu CD tự giới thiệu mầm già văn nghệ mà cậu lại không thích thì có phải là cậu lỗi thời không?

Em  cũng muốn nổi tiếng lắm chứ! Ở trên cõi đời này, ai mà không thích nổi danh. Nhưng phần em, em đã nghe các cụ nói câu “Cú không biết cú rằng hôi, tôi không biết tôi rằng hèn” cho nên em rất hãi, không dám múa rìu qua mắt thợ! Em sợ...

 

Sợ gì?

Sợ người ta nghe xong, người ta sẽ tìm em người ta đánh em, thầy ạ!

Ừa! Thế là cậu  khôn hồn lắm đó. Thôi hát đi!

 

Cai tôi:

Một chiều ái ân, say hồn ta bao lần

Một trời đắm duyên thơ, cho đời bao phút ơ thờ

Ngạt ngào sắc hương, tay cầm tay luyến thương

Đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng, nào thấy đâu sầu vương.

 

Một chiều bên nhau, một chiều vui sống, quên phút tang bồng

Anh ơi nhớ chăng, xa anh em hát khúc ca nhớ mong

Một chiều gió mưa

Em về thăm chốn xưa

Non nước  êm buồn, nào đâu bóng cố nhân lòng xót xa tình xưa.

Lâng lâng chiều mưa

Một chiều bâng khuâng đâu nguồn thơ

Mây vương sầu lan

Gió ơi đưa hồn về làng cũ

Nhắn thầm lời nguyện ước trong chiều xưa.

Thương nhau làm chi

Aâm thầm lệ vương khi biệt ly

Xa xôi còn chi

Vô tình em nhớ mối duyên hờ

Tình như mây khói,  bóng ai xa mờ.

 

Một chiều ái ân

Say hồn ta bao lần

Một trời đắm duyên thơ,  cho đời bao phút ơ thờ

Ngạt ngào sắc hương

Tay cầm tay luyến thương

Đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng, nào thấy đâu sầu vương

 

Một chiều bên nhau

Một chiều vui sống, quên phút tang bồng

Anh ơi nhớ chăng, xa anh em hát khúc ca nhớ mong

Một chiều gió mưa

Em  về thăm chốn xưa

Non nước u buồn, nào đâu bóng cố nhân, lòng sót sa tình xưa...

 

Thầy Nguyễn Túc:

Cậu ca cũng tạm được, ban giám khảo cho cậu 3 điểm trên 20!

Xin cám ơn ban giám khảo.  Cho điểm như thế là sát nút với điểm loại rồi còn gì!

Cậu còn than thở gì nữa?

Dạ không dám! Em có “than” nhưng vẫn “thở” đấy chứ ạ! “Có còn hơn không, có còn hơn không. Người từ trăm năm...”.

Cậu có thấy cái gì lạ trong nhạc khúc trên không?

Dạ, có. Tính em vốn ngây ngô chất phác, không biết bóng gió là gì. Mà ngay  câu đầu, em  ca rằng:”Một chiều ái ân” thì em thực tình không hiểu “một chiều ái ân” là ái ân ra làm sao? Như thế nào? Là ngồi sát bên nhau, tay nắm cái bàn tay? Hay hai mái đầu kề nhau  than thở? Hay như lời thơ trong bản nhạc “Nụ hôn đầu” của thầy:

 

“Hôn em một chiếc trên môi,

 hôn em hai chiếc vào đôi tay ngà,

 hôn em  ba chiếc mặn mà,

 hôn em ngàn chiếc đậm đà ngàn năm”

 

 Hay là có cái gì khác nữa chăng? Bởi cứ xuông tình, “khoa học đại cương, văn chương đại khái”  thì có chi làm kỷ niệm để nhớ nhung thắm thiết đến vậy?

Cậu nghĩ cũng có lý đấy! Hay là ta lại phôn hỏi chị Minh Trang xem sao?

Dạ, em không dám.

Sao vậy?

Dạ, em không dám, e mang họa! Chị sẻ bảo là sao em cù lần, tối dạ dến thế! Nói thế mà còn hỏi cái gì nữa cà?

Ừa, có nhẽ vậy đó. Thôi, ta tiếp đi.

 

Trên đây, em vừa nhắc đến “Bóng chiều xưa” thì bi chừ em không thể không nói đến một  ca khúc  có rất nhiều bóng dáng chiều: Đó là bản nhạc phổ thơ Hồ Dzếnh rất nỗi tiếng là bản “Chiều” của Dương Thiệu Tước. Hồi ở Việt Nam, chúng ta nghe “Trên đường về nhớ đầy, chiều chậm đưa chân ngày” “Nhớ nhà châm điếu thuốc, khói huyền bay lên cây...”, chúng ta mang một tâm trạng buồn nhưng nhẹ nhàng, vơ vẩn. Sang đến xứ người, bất chợt một buổi chiều nào có nắng vàng, có mây trời bảng lảng mà ta một mình lái xe trên  xa lộ thênh thang hun hút, nhìn chung quanh những nước non người mà  bất chợt mở máy hát lên, lại nghe Sỹ Phú  ca bài “Chiều” thì mới  cảm thấy tận cùng  cái nỗi cô đơn của kẻ không nhà, lang thang trên xứ lạ.

Thế cậu đã qua cái cảnh ấy rồi chứ?

Dạ, em đã qua rồi. Không hút thuốc cũng  đã thấy nhớ nhà, không có khói huyền bay lên cây cũng đã thấy nhớ quê hương nhiều lắm.

Rồi, thế thì ta lại qua ca khúc “Chiều”. Vẫn cậu hát theo điệu Tango đoạn trước. Đến đoạn sau tôi chuyển sang nhịp Boléro cho nó có vẻ vui hơn một tẹo nhá!

Cậu nhớ là phải “lắc lư con tầu đi” một tí thì mới  ra vẻ ta đây cũng có tí tỉnh nghệ sĩ tính và kịch tính chứ!

 Dạ, em  làm được:

 

Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây

Tiếng buồn vang trong mây.

 

  Chim rừng quên cất cánh

Gió say tình ngây ngây

Có phải sầu vạn cổ

Chất trong hồn chiều nay

Chất trong hồn chiều nay.

 

Tôi là người lữ khách

Mầu chiều khó làm khuây

Ngỡ lòng mình là rừng

Ngỡ lòng mình là mây

Nhớ nhà châm điếu thuốc

Khói huyền bay lên cây.

 

Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây

Tiếng buồn vang trong mây.

 

Cai tôi:

- Một nhạc khúc khác làm nên tên tuổi của Dương Thiệu Tước, phải kể đến bản “Thuyền mơ” , nhịp điệu  luân vũ, diễn tả con thuyền lướt êm trên dòng sông vắng, xa xa là đồi núi chập chùng, nhà ai khói tỏa. Thuyền đi dâu, về đâu nào ai biết được lòng thuyền. Trong khung cảnh chiều tà xa vắng ấy, người nghệ sĩ gửi lòng mình theo với mây bay, với sương chiều, với tiếng chuông chùa vọng lại...

 

Thuyền mơ trên dòng sông vắng, buồm in bóng trên ngàn dâu xanh.

Núi lam khuất sau ngàn cây, như bức tranh chiều nắng tơ xây mộng vàng

Làng ai trên dòng sông vắng, kề bên núi lam miền Trường Sơn

Nhà ai khói tỏa mây mờ dâng niềm thương nhớ, chìm theo mây nước bao ước mơ, bên sông lững lờ

Thuyền trôi, trôi khuât xa mờ

Thuyền trôi, trôi về bến nao, hồn thơ reo khúc ly tao

Trong bóng chiều,  từ không trung, chuông chiều buông tiếng trầm ngâm âm u

Triền miên trên dòng sông vắng, thuyền mơ bến xưa dòng trường giang

Buồm trắng  in núi xanh, gió về lưu luyến, nguồn thơ chan chứa trong sương chiều.

Bếân sông tiêu điều

Thuyền xa ai nhớ ai nhiều

Thu êm êm, bến sông cô liêu, có chàng thi  sĩ hồn phiêu diêu

Giờ lâu nơi đây ngồi ngắm mây bay, lòng xao xuyến khi bóng chiều rơi...

Thầy Nguyễn Túc:

 

Ngoài việc sáng tác chung với Minh Trang, cậu có thấy ai viết chung với Dương Thiệu Tước nữa không cà?

Theo em biết thì Dương Thiệu Tước có viết bài “Uống nước nhớ nguồn” với Hùng Lân...

Đâu? Như thế nào?

Dạ, đây:

“ Cho con làm người, bàn tay cha nâng đỡ chở che

Cho con vào đời, mẹ thương yêu dạy con bước đi

Cho con thắm nụ cười, yên vui suốt cuộc đời

Ôi tình mẹ cha quá bao la, ôi tình thương đó tựa  biển khơi.

 

Uống nước nhớ nguồn, làm con luôn thảo kính mẹ cha

Uống nước nhớ nguồn, người ơi xin đừng quên nghĩa ân

Bay cao lên tận trời, vinh quang lúc thành tài

Xin người hãy nhớ những công ơn sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha...”

 

Cũng theo chủ đề ca ngợi ân đức cha mẹ, Dương Thiệu Tước còn có bài “Ơn nghĩa sinh thành”:

Ơn nghĩa sinh thành

Làm con phải hiếu

Em ơi hãy nhớ năm xưa

Những ngày còn thơ

Công ai nuôi dưỡng

 

Công đức sinh thành

 Người hỡi đừng quên

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước

Trong nguồn chảy ra.

 

Người ơi, làm người ở trên đời

Nhớ công người sinh dưỡng

Đó mới là hiền nhân

Vì đâu anh nên người tài ba

Hãy nhớ công sinh thành

Vì ai mà có ta?

   

Uống nước nhớ nguồn

Làm con phải hiếu

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước

Trong nguồn chảy ra...”

 

Nãy giờ, tôi nghe cậu nói về các nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước, bản nào cũng hay, cũng thơ mộng, cũng sang trọng nhưng cũng đượm một vẻ gì có vẻ buồn buồn. Thế có bản nhạc nào gọi là vui không cà?

Dạ, tất nhiên là phải có chứ! Không những đã vui mà lại còn nhộn nữa cơ đấy ạ!

-Uùi chà! Chắc lại như “Ghé bến Saigon” của Văn Phụng chăng?

 

Dạ, vui hơn nhiều. Thầy mà vặn bài này , em cam đoan 100% là thầy phải nhẩy tưng tưng lên cho mà xem!

Đâu, bài nào nào?

Dạ, đây: “Khúc nhạc dưới trăng” do ban  tứ ca Nhật Trường trình bầy:

    Dưới ánh vầng trăng bóng ngà

Một trời mát êm trong sáng

    Dưới bóng ngàn sao sáng ngời

   Chập chờn bóng đêm.

  

  Thấp thoáng ngàn cây bóng lồng

 Một bầy thiếu niên ca múa

Khúc hát nhịp theo tiếng đàn

Chập chờn dưới trăng

 

Vui một đêm vui

Nhạc đầy vơi, ca múa chơi

Ta cùng say trăng

Khúc ca mơ màng

Gió cuốn lên tìm trăng

Ta ước mơ cung Hằng

 

Làn gió, như lưu luyến ánh trăng thanh

Kìa dáng liễu buông tơ mành

Kìa làn nước in trời xanh

Mờ rung bóng đêm tàn canh

 

Cùng vui, ta vui khúc ca du dương

Lòng tha thiết bao yêu đương

Cùng mây gió bay ngàn phương

Lòng quên hết bao sầu thương

 Thề quên hết bao sầu thương

Mơ trăng tươi, hoa tươi, vui ca đời tươi...

 

Thưa thầy, thầy nhẩy “solo” xong, xin mời thầy nằm nghỉ một lúc cho dãn gân dãn cốt kẻo “tension”  nó lên ào ào có hại cho sức khỏe giống nòi.

 

Thây kệ tôi, mắc mớ chi đến cậu đấy!

Dạ, mắc mớ chứ! Thầy nhẩy dữ như thế mà thầy có mệnh hệ nào thì có phải là chết em  không!

Ừa, phải đấy! Thôi, phủi phui cậu đi. Tiếp nữa hay cạn rồi?

 

Dạ, chưa cạn. Trong các nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước, có một bài mà người ta cứ bảo rằng thì là bài này Dương Thiệu Tước viết để riêng tặng Minh Trang. Đó là bài “Ngọc lan”. Thầy có biết gì không?

Làm sao mà tôi ở trong ngõ hẻm này  lại biết được chuyện tầy trời đến như thế  nhỉ!

Thế thì em hỏi ai bi chừ?

 

Cậu vẫn hỏi chị Minh Trang thì bây giờ cậu lại nhấc phôn hỏi  xem bà ấy giả nhời ra sao?

Vâng, để em hỏi nhá!

 

(Quay tô lô phôn)

    A-lô! A-lô! Thưa chị Minh trang đấy ạ! Vẫn Cai em đây. Em mí lị thầy Nguyễn Túc bàn đến bài “Ngọc lan” thì nêu ra câu hỏi rằng: Có phải bài này anh viết tặng chị  không ạ?

Đầu giây bên kia, chị Minh Trang cười mà đáp rằng:

 

Tôi cũng chả biết nữa! Chắc người ta thấy tên tôi là “Ngọc Trâm” thì đoán là bài “Ngọc Lan” của Dương Thiệu Tước viết tặng “Ngọc Trâm” chứ  gì!

 

Cai tôi ớ cổ ra, không biết nói năng, hỏi han gì thêm nữa. Nhưng cứ cho đó là câu trả lời lịch sự, khiêm nhường của chị Minh Trang mà đoán mò rằng bài này  anh viết tặng chị. Bản “Ngọc lan”  thật thanh thoát, nhẹ nhàng, rất mực quý phái đáng yêu. Mời bạn đọc cùng nghe ca sĩ Ngọc Lan trình bầy bản “Ngọc lan”:

Ngọc Lan, dòng suối tơ vương,

mắt thu hồ dịu ánh vàng

 

Ngọc Lan, nhành liễu nghiêng nghiêng,

tà mây cánh phong, nắng thơm ngoài song

Nét thắm tô bóng chiều, giấc xuân yêu kiều, nền gấm cô liêu

Gió rung mờ suối biếc, ý thơ phiêu diêu

Ngón tơ mềm chờ phím ngân trùng, mạch tương lai láng

Dáng tiên nga, giấc mơ nghê thường lỡ làng

Ngọc Lan, trầm ngát thu hương,

bờ xanh bóng dương, phút giây chìm sương

Bông hoa đời ngàn xưa tới nay

Rung nhạc đó đây cho đời ngất ngây

Cho tơ trùng đàn hờ phím loan

Thê lương mây nước, sắt se cung đàn

Ôi tâm hồn nghệ sĩ chìm trong sương thắm

Nhớ phút khuê ly, hồn mê tuyết hoa Ngọc  Lan

Mờ mờ trong mây khói, men nồng u ấp, duyên hững hờ dần dần vương theo gió

Tơ lòng dâng bao cùng thương nhớ...

 

Thầy Nguyễn Túc:

Tôi nghe âm điệu bài này thật là sang trọng, quý phái, rõ ra người sáng tác là một nghệ sĩ tài hoa, tâm hồn phong phú, đa tình... Còn cậu có thấy gì không?

 

Phần em thì lại có cái nhìn khác thầy. Em để ý đến  cách dùng chữ, đến ý tứ bóng bẩy du dương, đến ẩn ý và tình ý của người sáng tác. Chẳng hạn như “ mắt thu hồ dịu ánh vàng”,” tà mây cánh phong, nắng thơm ngoài song”, “ gió rung mờ suối biếc”, “ Ngọc lan,giọng ướp men thơ,mắt êm làn lụa ”,” nhớ phút khuê ly, hồn mê tuyết hoa Ngọc Lan”...toàn là những chữ gợi hình, gợi ảnh, gợi sắc, gợi hương rất là mê ly, quyến rũ.

 

Cứ như em nghĩ thì từ đó suy ra, Dương Thiệu Tước  phải  rất là nặng lòng với loài hoa đáng quý, đáng yêu này mới có thể viết được một nhạc phẩm tuyệt vời đến như thế!

 

***

 

Năm 1995, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước qua đời tại Saigon, hưởng thọ 81 tuổi.

Khi  nhận được tin buồn này, phu nhân nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã tâm sự với một số văn nghệ sĩ ở bên Cali.:

Nhà tôi là một người thích sống êm ả. Ông thích trầm tư trong cuộc sống nội tâm nhiều hơn là phô trương những công việc ông làm. Do dó, nhạc của ông tuy được rất nhiều người trình diễn, song hầu như khán giả ít người biết đến nhân dạng nhà tôi. Khi sáng tác, nhà tôi hoàn toàn vì yêu thích âm nhạc như là một lẽ sống, thành thử ông không sáng tác vì bất cứ mục đích nào, ngoại trừ lòng yêu âm nhạc”

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi đến phúng điếu đã viết:

 

“Anh đã sống một cuộc đời thầm lặng và muốn lãng quên cuộc đời bằng cách xa lìa mọi hệ lụy của  cuộc sống này để cưu mang một tình riêng  dù đời có hiểu  hay không. Anh sống như vậy cũng có một mầu sắc riêng biệt của đời anh...”.

Nhà văn Hoàng Hải Thủy ghi lại một chút kỷ niệm khi còn ở Saigon, gặp Dương Thiệu Tước:

 

Anh Tước và tôi cùng ở Saigon nhưng nhiều năm chúng tôi không gặp nhau.Mãi đến những tháng đầu năm 1990, một hôm tôi đi lãnh đồ ngoại quốc gơiû về bố thí ở bưu điện Bình Thạnh. Đang ngòi chờ được gọi tên, tôi nhìn thấy một ông đi tới...Ông này cũng đến lãnh đồ. Tôi thấy ông ta quen quen nhưng chưa nhận ra ngay. Ông ta nhận ra tôi là ai trước. Ông đi đến, đưa ngón tay ra chỉ tôi, miệng mỉm cười, ý cười cũng ánh lên trong mắt ông. Tôi đứng lên bắt tay ông và tôi cười nói:

 

Anh Tước...

Anh Dương Thiệu Tước trông vẫn còn phong độ lắm. Tôi thấy những người trẻ mà thể xác đẹp đẽ chẳng có gì đáng tự hào. Trẻ thường là đẹp. Trẻ mà xấu thì chỉ có nước đi ăn mày. Nhưng già mà  đẹp mới hay, mới hơn người, mới hiếm có, và mới đáng quý. Già mà còn đẹp như anh  Dương Thiệu Tước mới thật là bảnh. Không những anh Tước chỉ cao tuổi mà trông còn đẹp đẽ hơn người mà thôi, anh còn là một nhà nghệ sĩ bậc thầy    số đào huê tươi thắm mặn nồng. Chị Minh Trang và các con anh đều đi được cả, chỉ mình anh - tôi nghĩ vậy – ở lại thành Hồ...”

 

5 năm sau (1995),  Dương Thiệu Tước từ trần.

 

Một chi tiết ít người  biết    vềø Dương Thiệu Tước: Chúng ta chỉ biết ông là người sáng tác nhiều nhạc phẩm giá trị nhưng ít ai biết ø Dương Thiệu Tước còn là giáo sư Trường Quốc Gia Aâm Nhạc Saigon, dậy môn tây ban cầm và đã đào tạo được một số đệ tử thành danh, có người hiện cư ngụ tại hải ngoại, như nhạc sĩ Đỗ Đình Phương.

 

***

 

Thưa bạn đọc,

 

Khi viết về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, chúng tôi kỳ vọng là sẽ gom góp được nhiều chi tiết về cuộc  đời của người nghệ sĩ tài hoa này, cũng như những chi tiết hấp dẫn về hoàn cảnh sáng tác bản nhạc đó, thời gian nào sáng tác, có chuyện gì vui buồn đi kèm với nhạc phẩm đó không?

 

Như vậy, bạn đọc sẽ lấy làm thích thú hơn khi được hiểu biết hơn về một  số khía cạnh riêng tư của cuộc đời nghệ sĩ.

 

Nhưng rất tiếc là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã qua đời. Chúng tôi cũng đã hỏi chị Minh Trang nhưng chị không còn nhớ, nhất là nhớ những con số nên đành chịu.

 

Còn về thân hữu, bạn bè thân thiết với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, vì sống trên đất nước mênh mông này, tuy phương tiện thông tin có nhiều mà chúng tôi cũng không có thêm được chi tiết nào để trình bạn đọc.

Do đó,  nội dung còn nhiều thiếu sót.

 

Với tất cả chân tình, chúng tôi gửi đến bạn đọc bài viết về Dương Thiệu Tước, với lời xin lỗi đã không làm được đúng với ý mình để hầu bạn đọc.

 

Thân kính,

 

Lê văn Phúc

(Virginia, tháng Hai 2005)