Bóng Thời Gian...

CHẲNG PHẢI TÔI SAO

Lê văn Phúc

 Trong cuộc đời Cai tôi có nhiều cái ngộ lắm. Ngộ nhất là nhiều người nghĩ rằng tôi không phải là tôi!
Thế tôi là ai đây?
Tôi đành phải mượn trang báo này để thanh minh thanh nga, nói cho ra nhẽ về  Cái tôi   để ai théc méc thì cũng đỡ théc méc!

Thông thường, cái tôi luôn luôn là cái đang yêụ Bởi đáng yêu nên khi nào  tiện dịp thì lập tức nói tràng giang đại hải, phụ đề Việt ngữ, đánh xi láng coóng về cái tôị Nhiều khi lại cảm thấy nó đáng yêu quá nên đi quá đà, nói năng về mình quá lố, một tấc đến trời khiến cho nhiều người tức không chịu được. Thế nên nó có ép phê ngược, trở thành cái đáng ghét.

Có người lại nghĩ rằng, cái tôi  để lâu nó nguội đi, không ai còn nhớ nữa! Uổng lắm chứ lị! Nên sẵn dịp, tiện thể thì nói toạc nó ra cho đỡ ấm ức. Ai chê ai ghét thây kệ!
Nhưng bề ngoài, bàn dân thiên hạ  ai cũng bảo rằng  Cái tôi là cái đáng ghét , như  thể dè bỉu rằng cái tôi là cái xấu xí, cà là tèng, có đáng chi đâu mà lên mặt ta đâỷ

Cai tôi thấu hiểu câu nói trên, ngầm ý răn đe rằng chớ có đem cái tôi ra hù thiên hạ là không được đâu! Có khi còn bị phạng vỡ đầu là đằng khác đấy!

Nhưng đã mấy chục năm nay rồi, càng ngày càng có thêm bạn đọc, ngay cả bạn bè và người thân trong gia đình cũng hiểu nhầm, ngộ  nhận về Cai tôi nữạ

Cho nên đành lòng phải thưa chuyện lòng cùng văn võ bá quan. Dù biết trước rằng  có bạn chẳng ưa gì, chưa ló đầu ra đã muốn nện cho vài cú.
Tôi  xin  cúi đầu  chịu trận.

Nhiều lần trên Bóng thời gian, Cai tôi kể khổ về mình như: Đi lính 3 năm trấn thủ lưu đồn  chỉ đóng tới  Cai Đi sĩ quan 4 năm chỉ lên tới  Trung Úy tán em nào thì em ấy mắt trước mắt sau tính rút dù. Mê em nào thì em ấy  ôm đồ sang xe khác. Cặp cô bồ nào thì trước sau cô ấy cũng lấy chồng! Mối tình nào cũng tưởng là tình tự tin,  tình mầu hoa đào mà lại hóa ra tình sầu, tình chết theo sắc hoa mầu nhoớc mới yêu nhau, tình thắm tình hồng, em hót ríu rít như chim; sau bỗng nhiên biến thành tình câm, em lặng thinh như  thóc.

Rồi cuộc đời có những khúc rẽ, những biến chuyển không do ý mình cho nên nó lộn tùng phèo, ngay cả mình cũng chẳng ngờ nó lại như vậỵ
Thế thì làm sao mà bạn đọc, bạn bè, người nhà  lại có thể biết mà thông cảm cho đặng?

Lại vừa mới đây, nhân có ông Vương Kỳ Sơn, chủ đài phát thanh kiêm chủ báo  Việt Nam Tự Do  bên New Orleans, LA thường thông tin quốc ngoại với nhau, gửi e-mail hỏi rằng:
- Nghe đồn ông  Cai  còn là một võ sư thuộc hàng  võ lâm cao thủ  của Vovinam-Việt Võ Đạo nữa phải không? Vì có một vài người quen với ông Cai nói vậy! Tôi cũng đọc báo, thấy  ông viết bài  Nhà văn, nhà võ  cứ tưởng ông Cai  bầy vẽ cho rắn thêm chân, chứ nom ông như thế, làm sao lại có thể... như thế được?

Cai tôi muốn giả nhời ông Vương Kỳ Sơn, một số độc giả đa nghi và bạn bè nên mạn phép viết ra đây bài này để thưa chuyện phải quấy!
Chứ thiệt tình, Cai tôi chả bao giờ dám nghĩ là đem  Cái tôi là cái đáng yêu  ra  hù ai cả.
Vậy mà nó lại là một đề tài để mạn đàm của bạn bè cũng như của bạn đọc mới ngộ chứ!
Thế này nhá!

         HỠI CHÀNG LÀ AỈ
Giống như một số người, tôi có hai tên: Bố tôi đặt tên cho tôi là  Phú mong con sau này làm ăn khấm khớ, có đồng ra đồng vào, rủng rỉnh bằng người. Sở dĩ bố tôi mong mỏi thế là vì cuộc đời của bố tôi một thuở hàn vi rất  túng khó gian truân.

Nhưng ông nội tôi bảo phải đặt tên cho cháu ông là  Phúc. Có phúc có phần, chứ chỉ giầu thôi không đủ. Thành ra tôi có 2 tên: Một tên ở nhà và một tên đi học. Tên đi học thì thầy giáo vẫn gọi hàng ngàỵ Còn tên ở nhà thì mỗi khi đi đá bóng, đánh nhau với đứa nào, nó tức mình lại nhà cứ cái tên Phú lôi ra nó chửi. Chưa đã, nó còn lôi cả tên bố tôi ra chửi nữa chứ! Bố tôi chỉ còn nước là xin lỗi nó rồi căng tôi ra nện cho dăm chiếc thanh củi để làm gương cho kẻ khác trong nhà!

Thế nên,  Phú 衹  Phúc  thì cũng chung một số phận, không tài nào thoát  khỏi cái số phận hẩm hiu như ngày xưa tôi bé!

Khi lớn lên đi làm đi ăn ở Saigon, tôi cũng nghe nói đến nhiều người trùng tên  Lê văn Phúc . Cái tên này không có gì mới lạ cả, nhưng tôi biết ở Saigon ít ra có 5 người cùng tên, trong quân dội cũng như ngoài dân sư..
Cùng tên với tôi nhưng tôi có là cái gì đâu mà tôi théc méc. Nên mọi chuyện  bỏ qua, cho nó trôi theo ngày tháng vội!

   CÙNG TÊN KHÁC NGƯỜI!

Hồi tôi mần việc tại Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Saigon, hay đi công tác các tỉnh. Khi thì ra miền trung vẳng tiếng em xinh em bé tên là Hương Giang, khi về miền tây ruộng đồng bao la, khi xuống miền nam Năm Căn heo hút muỗi sa từng bầy, khi   thì Dalat ai lên xứ hoa đào rất là thơ mộng...

Trong những chuyến công tác như thế, có lần tôi bị kiểm soát tên tuổi trên máy baỵ Số là, trong phái đoàn cùng đi  Nha Trang, có cả đại diện Quỹ Phát Triển, Bộ Canh Nông. Chúng tôi đáp máy bay của Hàng Không Việt Nam, mọi chuyện vui vẻ. Khi máy bay cất cánh được đâu chừng 15 phút, một nữ tiếp viên phi hành lật đật tới hỏi:
Ông nào là Lê văn Phúc, xin làm ơn cho coi vé!
Tôi trình vé. Anh bạn ngồi bên cũng trình vé.

Nữ tiếp viên coi cả hai vé xong trả lại, nói:
Lạ nhỉ! Cả hai ông đều tên là  Lê văn Phúc  hay sao?
Tôi cười:
À, tôi hiểu rồi! Cô tưởng nhầm  tên, một người hai vé phải không?
Dạ đúng thế!
Tôi giải thích liền:
Hãng không nhầm đâu. Quả thực có hai người cùng một họ, một tên đấy! Mà lại đi cùng máy bay mới lạ! Khác nhau chăng ở điểm này: Ông  Lê văn Phúc  kia là con của trung tướng Lê văn Kim còn tôi là con của ông bánh mì Thăng Long cô ạ!  (Bố tôi mở lò bánh mì Thăng Long ở tỉnh Hải Dương. Trẻ con bán bánh mì Tân Hải chạy qua nhà, la to lên:  Bánh mì Thăng Long, ăn xong rồi chết!  Chẳng có ai chết cả. Sau bố tôi mua luôn lò Tân Hảị)

Nữ tiếp viên thấy tôi pha chè nhạt như thế cũng đành phải nhoẻn miệng cười, đi chỗ khác.
Thế là cuộc đời tôi bắt đầu rắc rối rồi nhá!
Nhắn tin: Anh Lê văn Phúc/Quỹ Phát Triển ngày cũ. Tôi nghĩ là anh ở Mỹ! Nếu đọc được tin này, liên lạc hàng ngang mí nhau nhé! Chúc anh bình an, hạnh phúc. Lê văn Phúc/NHPTNN ngày xưạ

    NGHIÊM LỄ CHÀO THẦY!

Hồi đến tuổi ca bài  Ta đi tòng quân , tôi gia nhập binh đoàn làm lính Ngự Lâm Quân Dalat, vừa phụ trách phát thanh trên đài địa phương, vừa dậy võ Vovinam cho đại đội cận vệ của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại. Mà có ai tin rằng Lê văn Phúc lại là tôỉ
Thành thử ra, chính tôi là  đệ tử chân truyền của võ sư Nguyễn Lộc, học thầy từ đầu thập niên 1950 tại Hà-Nội, thành tích như trên mà có một ai tin đâu?

Học võ tại nhà riêng của võ sư Lộc trên gác, cạnh đền Hàng Trống, mỗi tuần 3 lần, mỗi lớp từ 6 đến 8 người, trên sàn xi-măng của phòng khách. Chúng tôi cởi trần, đánh đấm quăng quật, té bổ  nhào đều trên sàn đó cạ⵪~a nào may mắn thì còn nguyên vẹn, bữa nào không may thì u đầu, sứt trán, sưng tím mình mẩy như chơị Cuối tuần, chúng tôi còn rủ nhau ra bãi cát bên sông Hồng Hà dượt võ nữạ Học võ thời ấy cũng vất vả trần ai lắm chứ chẳng phải là chơi!

Được vài năm, tôi vào lính rồi đi nhiều nơi làm việc. Khi nhà binh như Banmethuot, khi ngoại quốc như bên Cam-Bốt, khi  ở Saigon như  Phủ Thủ Tướng, Cục Quân Nhu... có cơ hội là tôi dậy võ không lấy tiền.
Hồi qua Mỹ, ở Houston, tôi cũng sinh hoạt với anh em trong môn phái, có võ đường tại thành phố nàỵ Nên tôi vẫn được các môn sinh Vovinam chào kính khi gặp các em ở ngoài đường, trong quán ăn. Lối chào của chúng tôi riêng biệt, là đặt  bàn tay thép trên trái tim từ ái , hơi cúi  đầu, đô⩠bên cùng chào nhau theo nghi thức nàỵ
Trong môn phái, tôi thuộc lớp tuổi già nhất và sinh hoạt môn phái lâu năm nên ở trong Hội đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Pháị Nhưng cũng giống như phần đông các đồng môn, chúng tôi hoạt động tự nguyện,  lặng lẽ nên ít ai biết đến tên.
Chắc vì thế nên các con tôi kháo nhau: Bố học võ hồi nào vậỷ Bố dậy võ đấy à! Lạ nhỉ!
Cứ như là tôi đóng kịch hay bịa chuyện để hù các cháu vậy!
 Ngay người trong nhà mà còn không tin thì  nói chi đến người ngoài?

Từ đó suy đi, ông Vương Kỳ Sơn không tin tôi là võ sư cũng là chuyện bình thường dễ hiểụ

Nói cho ngay, ở vào cái tuổi tôi bây giờ gần  bẩy bó  - nói theo Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy- đi còn chưa vững, nói chi đến ra đòn chuyển thế! Chuyện  võ lâm cao thủ  mà Ông Vương Kỳ Sơn nhắc đến,  có chăng cũng chỉ  là  vang bóng một thời ...

Vẫn xin cám ơn ông đã nhắc tôi về một quá khứ mù khơi!

Nhà văn hiện đại

Bẵng đi một thời gian vài chục năm, trên báo chí hải ngoại bỗng xuất hiện một cái tên lạ hoắc giữ mục  Đố㨯vu+i để chọc  trên tờ Văn Nghệ tiền Phong từ khoảng cuối thập niên 1970. Rồi sau  đó, đến loạt bài  Houston-Miền nắng Ai giới thiệu những nghề do người Việt Nam làm chủ để sinh sống trên đất Hoa Kỳ. Tiếp đó là  Houston có gì lạ không em?  kể chuyện địa phương. Rồi  Bóng thời gian ,  Đời Sống Quanh Ta ,  Khung trời kỷ niệm ...

Trong thời gian này, tôi cũng hoàn tất một  loạt bài nhận tội mình làm mất nước, sau in thành tập  Tôi làm tôi mất nước . Thừa thắng xông ào, tôi cho in  Bóng thời gian  và  Khung trời kỷ niệm .

Lẽ ra, tôi có thể in thêm dăm cuốn nữa kể chuyện du ký các nước Au Châu, Á Châu; loạt bài đúc kết về các danh nhân thế giới, văn chương thơ phú nước ta, kinh nghiệm về cuộc sống xứ người... Nhưng tôi chỉ in có bấy nhiêu thôi, coi như rong chơi cuối trời quên lãng, chưa có ý định gì in tiếp nữạ
Kể như thế để trình làng rằng tôi cũng viết lách  như ai từ mấy chục năm  rồi!
Vậy mà nhiều người, nhất là bạn bè cứ bán tín bán nghi, không biết rằng có phải   nhà văn Lê văn Phúc  là  Cai Phúc cánh gà ngày xưa ở trong Ngự Lâm Quân không, hay là một tên nào khác?

Tôi rất lấy làm lạ trước những nghi ngờ và nghi hoặc thiếu căn cứ đó! Bởi cuộc đời tôi đã được dàn trải rất phân minh, rõ nét qua những bài viết. Có sao nói vậy, không thêm, chỉ có bớt đi thôi! Nhất là khi diễn tả về những cuộc tình tay đôi, tay ba hồi đi lính trên Dalat, Banmethuot.
Tôi không phải là người giầu  óc tưởng tượng, ưa suy tư nên có sao tôi nói vậy, bánh đúc bầy sàng.

Những chuyện tình ngày cũ như tán tỉnh con gái nhà người ta, chở xe jeep lên đài phát thanh hát hỏng, lúc đưa em về dưới mưa gần tới nhà, đè con nhà người ta ra hôn gỡ; sờ đùi non của em từ Nha Trang về đến Dalat; đuổi con gái cụ Thượng sĩ chạy có cờ dịp đầu xuân; rủ rê  nữ sinh  con cụ chủ nhà giây thép gió Banmethuot chui vào bụi rậm trên cao nguyên hú hí; đi bơi cùng em gái hậu phương thì lặn xuống quơ đùi...
Tất cả đều là sự thực hiển nhiên không che đậỵ Chứ làm sao tôi lại có thể phịa ra, tưởng tượng được ra những chuyện lâm ly kỳ thú, ô mê ly đến thế nhỉ!
Với những địa danh, địa hình, địa vật và đích danh tôi nêu trong bài rõ còn hơn cả ban ngày như thế, sao không được mọi người đón nhận ? Không tin nó là như thế?
Để rồi cứ bán tín bán nghi, như thể tôi giả dạng giả danh nhà văn hiện đại nào đó để hù thiên hạ!

Cách đây không bao lâu, có người bạn cũ hỏi nhỏ:
Này cậu Cai ơi! Tớ hỏi thế này khí không phải nhá! Cậu có viết lách gì không mà sao tớ thấy có tên nào giống tên cậu trên báỏ
Tôi hỏi ngược lại:
Bạn có tin rằng tôi viết báo, viết văn không đã chứ? Bạn có đọc những bài tôi viết về quê hương ta tỉnh nhỏ đêm buồn là tỉnh Đông - Hải Dương? Những bài tôi nói đến  ngày đi lính Dalat, Banmethuot? Những bài tôi viết về Cam Bốt, Luân Đôn? Về cuộc đời của chính tôi có dính dáng một chút cả đến bạn bè ngày xưa, trong đó có cậu?

Bạn tôi phân trần:
Thì đành như thế! Thế nhưng anh em chúng tớ vẫn cứ nghĩ rằng cậu có bao giờ thành nhà văn đâu cưa chứ! Hồi xưa đi học, cậu rất tồi về chữ nghĩa nước tạ Tớ vẫn nhớ hồi tiểu học, cậu làm luận thuổng câu thơ cho vào đoạn cuối kết luận, nghe rất mướt mát:
Tiếc vì tay đã nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!
Cậu được thầy giáo khen là kết bài rất hay, rất ý nghĩạ Sau đó, làm luận cậu cũng lại tương câu ấy vàọ Thầy cho sổ toẹt, bảo rằng đó là văn thuổng, vừa nhàm vừa lạc điệu...
Tôi cười:
Cậu nhớ lâu nhỉ!
Làm sao quên được! Vì thế, chúng tớ không tin rằng cậu bây giờ lại là nhà văn!
À ra thế! Các cậu nghĩ vậy cũng có lý. Nhưng tớ nhờ một thời gian luyện văn nên mới khá đấy chứ!
Cậu luyện như thế nào?

Luyện bằng cách viết thư tả oán xin tiền bố mẹ khi học ở Hà Nội! Sau đi lính có bồ ở Dalat, tớ viết tình thư từ Banmethuot gửi về xứ anh đàọ  Thư nào cũng nhớ nhung ngợp trời, thương em nhớ em vời vợị Miết rồi văn chương nó ...vận vào người, trở thành  nhà văn  lúc nào không  biết nữa!
Như thế thì tớ tin. Phải hợp tình hợp lý mới đặng!

Chuyện tôi viết văn nhiều người không tin cũng không phải là chuyện la.. Ít năm trước đây, vài bạn ở Saigon cũng thắc mắc, không biết có phải Lê văn Phúc, thư ký Tổng Nha Kiến Thiết ngày xưa là nhà văn Lê văn Phúc bây giờ ở hải ngoại không?

Tôi nghe được chuyện ấy, đã biên thư nói với bạn cũ rằng:
- Các cậu còn bán tín bán nghi gì nữả Tớ đã kể hết chuyện Kiến Thiết trong sách rồi đấy chứ! Những là cô Liên, cô Phượng, cô Cúc, cô Chi..Những là ông kiến trúc sư Vũ Đình Hóa, cụ Phạm Bích Tuế, cụ Võ Đức Diên...Vậy đích danh tớ làm phòng nhân viên rồi chứ lị! Con người  ta ở đời cần nhất là sự thăng tiến. Tớ tiến từ trung học lên đại học, từ thư ký B2 lên đốc sự hạng A, từ Cai Phúc cánh gà lên trung úy Quân Nhụ Vậy từ...nhà võ sang nhà văn có được không cà?
Các bạn tôi nghe giải thích xong, đều công nhận là Cai tôi có số!

Phải chính nó không?

Cái số mệnh là một văn kiện vô hình, ghi sẵn hết mọi điều khoản, chi tiết về cuộc đời mình trong đó. Ta có thể làm cho nó thay đổi đi một chút chứ  những nét chính thì y chang không thể vặn vẹo đổi thay gì ráo trọị

Các cụ biểu rằng:  Đức năng thắng số  là vậỵ Tu nhân tích đức thì việc sẽ thành, bằng không tu tỉnh thì hư bột hư đường hết trơn hết trọị
Nói tóm lại, những việc mình làm đều có  quỷ thần hai vai  chứng kiến, theo dõi, phê điểm, báo cáo lên cấp trên để khen thưởng hay trừng phạt. Đừng tưởng là không ai dòm ngó dò xét mà làm ẩu làm tàng, bất nhân bất nghĩa là không được!
Nói một cách siêu hình, tổng quát hơn nữa thì phải bảo là có Trời, có Phật, có Chúa, có quỷ thần, có lương tâm của chính mình giám sát, phê điểm những hành vi nhất cử nhất động của mình. Đừng tưởng là cứ làm thế này, thế nọ không ai biết.
Lá số tử vi của tôi lấy từ mấy chục năm trước có nói rằng, số này khá:
Cá to đâu chịu ở ngòi
Người khôn đâu chịu ở nơi hang cùng...
 Lại là số xuất ngoại, càng đi xa càng nổi tiếng(?). Tôi chả bao giờ tin những điều ấỵ Xuất ngoại là phải sang Ngoại Giao, đi Tùy Viên, Tham Vụ, Đại Sứ. Mả nhà tôi có táng hàm rồng bên cạnh mộ của nhà Hui Bon Hoa ở Thủ Đức cũng chưa chắc gì đi nổị Huống chi tôi la cong chức cà là tèng thì đâu đến ngữ tôi thành  cá to , đi ngoại quốc?

Nhưng đã nói cái số định ra sao thì nó y chang như thế!
Tháng Tư năm 75 mất nước. Tôi vấn kế cụ chánh văn phòng NHPTNN Nguyễn Trọng Liêm, một cây xanh rờn về tướng số tử vi nhâm độn thì cụ quả quyết rằng:
Cái số của anh em mình là phải đi  được, chú ạ! Tôi bấm độn, thấy ngựa chạy đến chân tường, nhẩy qua được bức tường để thoát!
Tôi chả hiểu bói toán nhâm độn ra sao, thộn mặt ra mà nghẹ Thế rồi, quả nhiên, anh em chúng tôi chạy được vào DAO trong Tân Sơn Nhất  lúc thập tử nhất sinh rồi leo lên trực thăng ra biển, vào Guam, tới Mỹ.
Như vậy, đúng là tôi có số xuất ngoại rồi! Chỉ khác, đây là kiểu xuất ngoại theo lối mới, không cần thông hành chiếu khán, đi bằng trực thăng ra biển, xuống mẫu hạm, chuyển sang tầu buôn, tới Guam xong vào Mỹ và được ở lì đó luôn để trở thành công dân một đại cường quốc.

Quá đú砤di ấy chứ튍
     TRONG NƯỚC CHƯA NỔI!  .

Ở trong nước, tôi chả có danh giá chi cả. Một công chức hạng rất xoàng, sáng lái Lambretta đi, chiều lái về, lương ba cọc ba đồng coi bộ không khá. Có sinh hoạt Vovinam thì đó cũng chỉ là một môn thể thaọ Có viết báo Chính Luận, Tiền Tuyến, báo của Quân Nhu, Ngân Hàng PTNN thì cũng chỉ là viết cho vui hoặc coi là một phần hành trong công việc hàng ngàỵ Có ai biết tôi là ai đâu!
Nhưng số tử vi bảo là ra ngoại quốc tôi sẽ... nổi danh. Tôi chỉ cười thầm.

Thế mà nó là sự thực mới chết chứ!
Như  đã thưa cùng bạn đọc, tôi viết mấy chục năm liên tục, như một cái thú rong chơi cuối trời quên lãng. Có chút tâm sự vụn thì tỉ tê cùng bạn đọc.
Nếu may mắn được chút hương thơm thì...ngửi chứ không dám...nuốt!
Tôi cũng muốn được bạn đọc phê bình, chỉ giáo để viết cho khởi sắc, đem lại chút vui tươi lành mạnh và bổ ích đối với  độc giả.

Nên tôi đặt ra  nguyên tắc này:
Ai khen tôi - khen hờ cũng được - tôi mời đi ăn phở. Phở đâu tùy bạn chọn.
Ai chê tôi - mà chê đúng -  tôi mời đi ăn...Péking Duck, uống bia...Heineken!
Bởi tôi nghĩ: Khen tôi là khuyến khích tôi; còn chê tôi là đọc kỹ tôi, chỉnh đốn tôi, muốn cho tôi khá! Tôi phải biết ơn một cách trân trọng và... thực tế!
Đi xa mới nổi tiếng!

Làm công nhân bơm xăng vá lốp, làm tiệm chạp phô, làm xếp coi hai ba khu trong tiệm Target, cả thẩy 15 năm  dài lao động, tôi tự ví mình với nàng Thúy:
Ví như thân phận Thúy Kiều
Không hồng nhan, cũng vướng nhiều gian truân.
Thấy thời gian trôi qua mà sức khỏe của mình có chiều xuống dốc, phải hãm phanh hơi nhiều, tôi chuồn ngả khác.

Nhân lúc đài BBC/Luân Đôn tuyển mộ hiền tài làm biên tập viên cho chương trình Việt ngữ - theo lời khuyên của vợ - tôi nạp đơn ứng tuyển. Đài cho tôi thi ở Houston tại tòa Lãnh Sự Anh, suốt một ngày trời khảo sát, dịch thuật, thử gio.ng.

Ngoài điều mong ước, tôi trúng tuyển. Vợ tôi cũng dự thi,  đậu luôn nên chúng tôi thu xếp hành trang lên máy bay sang xứ sở của Nữ Hoàng.

Ngày ngày, tôi dịch thuật, làm tin, đọc tin, phụ trách chương trình riêng nên tiếng nói về tới Việt nam  qua làn sóng điện. Hàng triệu người nghe cả 2 xuất mỗi ngàỵ Tiếng nói của tôi vang vọng khắp quê hương trong 3 năm hợp đồng với Đàị

Như vậy thì quả y như rằng tôi càng di xa, càng nổi tiếng! Tiếng đây là  tiếng nói  chứ không phải  tiếng tăm . Vì làm có 3 năm thì làm sao tạo được tiếng tăm như anh bạn Đỗ Văn  được?

Tôi không tin cũng phải tin rằng mình có số.
Thời gian này, tôi vẫn viết lách đều đặn cho vài tờ báo ở Mỹ với những bài về du li.ch.

Thế mà ở Saigon, những đồng nghiệp của tôi ở Ngân Hàng PTNN lại  không tin rằng  Lê Phúc  của đài BBC là  Lê văn Phúc  của Ngân Hàng PTNN ngày cũ.
Thậm chí, cãi nhau mãi cũng chẳng đi đến đâu, sư nói sư phải, vãi nói vãi hay nên cuối cùng, họ đồng ý biên thư  cho Đài, hỏi xem có phải  Lê Phúc  là  Lê văn Phúc  trước mần việc ở NHPTNN/Saigon không?

Họ đánh cá với nhau một chầu ăn sáng. Tôi trở thành con  cá, trọng tâm của cuộc đánh cá đô..
Nhận tin, tôi mới giả nhời rằng đích thị  Lê Phúc  của  bản đài chính là tên  Lê văn Phúc  của NHPTNN ngày xưạ Tôi lại gửi kèm một tấm  cạc  có  hình tôi ngồi trong phòng vi âm đang phát thanh về Việt Nam.

Bằng chứng rõ ràng và hiển nhiên ấy, giúp các bạn tôi có một chầu ăn sáng. Ai phải trả tiền thì tôi không được thông tin quốc ngoại!
Tôi rất thông cảm với bạn bè, rằng tại sao một tên thư ký quèn chỉ biết xì xồ dăm câu tiếng Anh  Ai đít, đít ai  ,  Ai đu tôi đu theo  mà lại có thể mần việc được ở đài phát thanh quốc tế nổi tiếng đến như thế?

Nhưng sự thực nó là như thế! Như thế là do cái số trời đã định, đã an bàị Còn tôi chỉ là một quân cờ trên bàn cờ...quốc tế mà thôị Bèo dạt mây trôi, biết đâu là  bờ bến? Thôi thì cứ là đục nhờ trong chịu (đúng ý người viết đấy ạ!).

Tôi lao động 15 năm thì cũng có lúc trời cho tôi được hưởng những năm tháng cuối đời như ý.

Ngoài ra, tôi lại còn được vui với những niềm vui nhỏ bé con con nữa chứ!

    NGHỆ SĨ VỚI CUNG ĐÀN!

Đã nhiều người không biết tôi là  nhà văn thì điều này cũng dễ hiểụ Lại lắm người nghi ngờ tôi là nhà võ, điều này cũng dễ thôị Còn như chả  có ai biết tôi là người có dính dáng đến âm nhạc nghệ thuật thì cũng chẳng có chi làm lạ cả!
Tôi từng theo học hạ uy cầm của cụ Duyệt trên hồ  Ha-Le  Hà-Nội, nhạc sĩ Đỗ Liên ở nách phố Huế, nhạc sĩ Tạ Tấn ở trước đền Hàng Trống Hà-Nộị  Học đàn lục huyề࣡^`m mấy năm chớ bộ! Chỉ khi học lên tới đàn điện tôi mới khám phá ra rằng tiếng đàn của mình như mèo gào giữa đêm khuyạ Lúc ấy tôi mới vỡ mộng thiên đường, tuyệt vọng không dám tiếp tục tiếng đàn tôi nữạ

Tôi  còn gẩy măng cầm, banjo, thổi khẩu cầm. Tôi ca hát, có bận thi hát được hạng nhất hồi tiểu học với bài  Hoàng hôn  của (dược sĩ) Đaò Sĩ Chụ Tạm thế thì đủ biết tôi cũng nòi tình, cũng văn nghệ văn gừng ca nhạc như aị Vẫn chả ai biết tôi một thuở yêu đàn...
Từ thập niên 60, tôi đã viết chung  với một số nhạc sĩ. Với bút hiệu Chân Ngân, tôi soạn lời với Tuấn Khanh  trong các bản: Chiều rừng, Chiều biên khu, Hoa cài thép súng, Anh đi quân dịch đã về, Ngày nào con trở về, Đường về chiến tuyến... Viết với Nguyễn Hoàng Thanh trường ca  Lửa thiêng cách mạng , giải nhì toàn quốc nhạc Quân Đội năm 1967 (nhạc sĩ Nhật Bằng biết tác giả trường ca và giải thưởng này). Viết với Trần Quan Long  Nhịp võng quê hương , Minh Hiếu hát...

Liệt kê như vậy để trả lời câu hỏi khác của bạn đọc:
Có phải Lê văn Phúc là Châu Ngân, viết chung  Chiều biên khu  với Tuấn Khanh không? Hay là Lê văn Phúc nào khác?
Xin thưa:
Chính hắn đấy ạ! Cái hồi thập niên 60, tôi giải ngũ ra, nghèo mạt rệp, được ông Đặng Đình Kỳ thương tình mang về nhà  nuôị Công việc đơn giản là dậy con ông bà ấy học tiểu học. Tôi có 2 đứa học trò con gái, một là cháu Ngân, hai là cháu Châu (con ông bà chủ tiệm kem nổi tiếng Mai hương). Khi làm nhạc, tôi ghép tên hai đứa học trò lại thành cái tên Châu Ngân.

Trong  giới  nhạc sĩ, hầu như không ai biết đến tôị Người duy nhất biết  tôi, lạ thay lại chính là một nhạc sĩ tên tuổi lẫy lừng: Bố già Phạm Duy!

Sở dĩ có chuyện lạ này, vì nhà của bố già Phạm Duy với nhà Tuấn Khanh ở gần nhau trong đường hẻm Chu Mạnh Trinh. Tuấn Khanh xin mắc chung số điện thoại với bố già. Hồi đó, ở Saigon mà có một số điện thoại là hách lắm. Khó lắm chứ không phải chơị Mỗi lần tôi gọi phôn cho Tuấn Khanh, tôi đều thưa:

Tôi là châu Ngân! Xin được phép nói chuyện với Tuấn Khanh. Thế là bố  biết, cho chuyển máy điện thoại!

Nhờ thế mà sau này khi ra hải ngoại, tôi còn có cái cơ may cũng như cái duyên được liên lạc, thăm hỏi bố già mỗi khi qua Calị hoặc bố già về Houston.

Qua những sự việc trình bầy trên về  Cái tôi , bạn đọc đã biết khá rõ về cuộc đời cùng những hoạt động của tôi trong thời gian quạ

Tôi xin tóm gọn như thế này:
Chẳng những tôi là  Nhà văn  mà còn là  Nhà võ  . Có người nịnh tôi đã gọi là  Văn võ song toòng ! Chưa hết, tôi tham gia trong nhiều sinh hoạt khác như: thi, ca, vũ, nhạc, ki.ch.

Tôi còn có cả  background  về học vấn như: Anh, Pháp, Việt, toán, lý hóa...
Thế nên, khi  tự giới thiệu, tôi có thể thưa với bạn một cách đầy đủ rằng:
Tôi: Văn võ song toòng, thi ca vũ nhạc kịch, Anh Pháp Việt toán lý hóa!
Nếu bạn nào théc méc, hỏi tôi biết về  Vũ  ra sao mà khai tùm lum tà la ra như rứa, thì tôi xin đáp lại rằng:

Tôi vũ theo điệu Sì-lô tét đèn; rum-ba, bô-lê⭠rô biến thể thành sì-lô; cha-cha-cha, lambada Nam Mỹ!
( Cũng văn-võ- thi- ca- vũ- nhạc- kịch, ở trên này  có bạn tôi là Ông Phố Nhỏ Đào Trường Phúc)!
                                               
  ***
Thưa  bạn đọc, đó là những  cái tôi là cái đáng yêu  giữ mãi trong lòng, bữa ni mới  nói  hết ra.

Cũng như để giả nhời những ai còn théc méc, hiểu nhầm  về  một cái tên.
Rằng: Tất cả tên LVP trên, đích thực đều là tôi chứ ai vào đấy nữa!
Còn những ai không ưa cái kiểu tôi tự biên tự diễn, mặc áo thụng soi gương tự vái, vẫn nhất quyết phán rằng  Cái tôi  là cái đáng ghét  - tức  Cai Phúc cánh gà đây - thì theo đúng nguyên tắc cũng như công thức  đã tự đề ra ở trên:

Tôi mời bạn đó đi ăn  Péking Duck !
    Dứt khoát là như  vậy!

Nay kính trình,

Lê-Văn-Phúc