tháng Chín, mùa Thu,

s đặc bit

gi nhà văn Vũ Khc Khoan

 

 


Cao Thoại Châu

Thầy tôi, nhà văn Vũ Khắc Khoan

   

      Cũng như mọi người, từ bài học khai tâm đến khi vào đời tôi có nhiều người thầy.Cho đến nay trong kư ức tôi h́nh ảnh và một vài nét chấm phá của những người thầy ấy vẫn c̣n nguyên cùng với ấn tượng nguyên nét sắc của từng người trong ḷng kẻ lưu giữ. Một điều lạ nữa, không có may mắn được học với các cô giáo, chỉ trong mấy năm đại học tôi mới có hai người cô, họ rất giỏi nhưng đáng tiếc lúc đó tôi đă thành một thanh niên 20 hơi bị chai, có phải v́ thiếu những người cô ở thời thơ ấu mà sau này tôi rất vụng về trong ứng xử, thường hay rút vào trong vỏ một con ốc?

   Từ miền Bắc di cư vào Sài G̣n khi 15 tuổi, do thất lạc gia đ́nh mà mất đứt một năm học lớp Đệ Ngũ ! Niên khóa 1955-1956 thi nhảy vào Đệ Tứ trường Trần Lục , một trường di cư từ Bắc vào học nhờ trường tiểu học Đồ Chiểu ở Tân Định. Sáng đi bộ từ trường đua ngựa Phú Thọ và bắt đầu học từ 10h - 2h chiều giữa cái nóng Sài G̣n gay gắt, đó là một thời khóa biểu đày ải! Bỏ học tháng cuối cùng, tự học để thi Trung học đệ nhất cấp và…rớt!Cũng may thời ấy chỉ cần đủ điểm là được lên Đệ Tam dù rớt kỳ thi cuối cấp. Thế là thành học tṛ Đệ Tam trường Chu Văn An nổi tiếng là trường thầy giỏi, tṛ học giỏi và nghịch ngợm.

     Tác giả “Thần Tháp Rùa” dạy tôi suốt ba năm.Người thầy dạy Việt văn ăn mặc rất chải chuốt lịch sự, là một ông thầy tuyệt vời, học với Thầy 3 năm và chẳng bao giờ thấy nụ cười của ông. Học với ông mà như học tṛ ngày nay th́ tiêu hết thảy.Thầy chỉ giảng mà không hề đọc-chép cũng chẳng cần biết sách giáo khoa nói ǵ, chúng tôi phải tự ghi. Bài luận th́ bị sửa đỏ chét, điểm cho như tiếc của trời!Một lần Thầy giảng chỗ Kiều bị bán về Lâm Truy,không hiểu ma đưa lối quỷ đưa đường thế nào mà tôi lại buột miệng nói leo “Kiều mất trinh…”.Đận ấy thêm một lần tôi hiểu cách “chửi” học sinh của ông thầy dạy văn. Và sau khi nghe nhức tai xấu hổ với bạn bè chỉ muốn chui xuống gầm bàn, cũng không hiểu sao vốn là kẻ nhút nhát mà tôi lại hỏi “Thưa thầy, không…mất trinh th́ là ǵ ạ?”, đôi mắt to, người Thầy tai to mặt bự lạnh nh́n xuống lớp : “ Là…thất thân…!”.

     Th́ ra thế! Tôi học được bài học ăn nói, một cách diễn đạt cho măi sau này và cũng đó, tôi đọc ông rất kỹ, thấy trong một bài lọai tản mạn trên Nghệ Thuật, nhà văn-thầy giáo gọi bàn viết là…bàn thờ trí thức! Trau chuốt áo quần, trau chuốt ngôn từ, đi dạy không thấy dùng xe gắn máy mà chuyên trị xích lô- Vũ Khắc Khoan là vậy! Một tác phong tiểu tư sản điển h́nh?

     Bẵng đi nhiều năm, t́nh cờ Thầy tṛ gặp lại nhau ở một ṭa sọan, thật ngạc nhiên là Thầy c̣n nhớ tôi ( có lẽ nhờ tôi bị…thất thân năm nào)và khi nghe người thứ ba gọi bút hiệu của tôi, ông lại hướng cặp mắt to về học tṛ cũ “Ủa, là anh hả?”, và tỏ vẻ hài ḷng.Sau này trở thành người dạy học, không biết tự bao giờ cách giảng bài, đi đứng, la rầy học tṛ và cả việc hút thuốc trong lớp không cần hộp quẹt…có lúc chợt nhận ra ḿnh mang chất “Vũ Khắc Khoan” trong người.

       Gần nửa thế kỷ sau, t́nh cờ biết một người con của Thầy đang dạy đại học bên Mỹ, tôi mới hay lúc ở nhà Thầy khá cởi mở, có khi c̣n chọc các con nữa. Nghe con thầy tiết lộ tôi giật ḿnh nhận ra h́nh như ḿnh cũng thế! Một vai khác trong đời hay một quan niệm về nghề dạy học?

      Chỉ biết cho đến lúc về nghỉ sau mấy chục năm, tôi vẫn bị mọi người cho là…có tác phong như Thầy Vũ- một cách biên dịch của tôi. Vốn là người không có thói quen thể hiện các mối quan hệ thành những liên lạc thường xuyên, nhưng trong tôi Vũ Khắc Khoan nhà văn, người Thầy, c̣n nguyên một chỗ đứng khi ẩn khi hiện, khi tách ra khi nhập vào tôi.Và cách nay khỏang 20 năm một nhà xuất bản làm tuyển tập thơ về người thầy.Bài của tôi- “Bài tóan thầy cho” lấy cảm hứng từ nhân vật mà tôi nói ở trên. Mỗi người thầy hiện diện trong đời học tṛ theo những lối riêng. Có khi là một lời dạy, một kỷ niệm cụ thể nào, nhưng với tôi, Thầy Khoan lại không để lại một dấu ấn nào như thế. Ông khi ẩn khi hiện, lúc trong ư thức khi lại vào tiềm thức, chúng tôi không có t́nh thân nhưng tôi kính trọng ông…

 

Bài toán Thầy cho

 

Thầy hỡi,ḷng con xao xuyến quá

Giờ này ở đâu đó đang mưa

Hoặc giả ch́m sâu trong kư ức

Ướt hồn con trăm lối đi về

 

Thầy đi xa.Thầy không thể mất

Không nằm im trong đất bao giờ

Có những kẻ sinh ra để chờ cái chết

Thầy vượt lên điều sinh kư tử quy

 

Tự bao giờ điểm thấp thầy cho

Và chiếc roi đung đưa ngày trước

Theo cơn rét đông lặn vào da thịt

Hạt nảy mầm thành bóng mát đời con

 

Con vẫn yêu ánh sáng mặt trời

Mảnh trăng khuya vẫn một ḿnh đứng ngắm

Trăm giây phút bẽ bàng tê điếng

Con tự buồn không muốn sẻ chia ai

 

Con đang đứng trên lầu cao nh́n xuống

Hành lang dài hun hút gió xanh trong

Dầu mù u đă thay bằng ánh điện

Soi ḷng đời không thấy rộng thêm hơn

 

Và những băn khoăn và những đau buồn

Hoặc Thầy giấu những điều không thể nói

Bài toán đố Thầy muốn con tự giải

Đêm chập chờn le lói một vầng trăng!

SG 1996

 

TP.Tân An 6-2010

 

Cao Thoại Châu

 

© gio-o.com 2010