Ghềnh Ráng Qui Nhơn 12.2011



Phan Thanh Tâm

Về Việt Nam - Về Mỹ

tản mạn


 Đi Với Vng Một Nghĩa NNhau?(1)  

Không. Đi là di chuyển đến một nơi khác  Về là trở lại chốn cũ, nơi ḿnh có nhiều  quan hệ. Một người Mỹ gốc Việt có hai nơi để về. Về Việt Nam thăm mồ mả cha ông, gặp lại người thân, nh́n lại đường xưa lối cũ; con đ̣, bờ sông, nón lá, mấy nhịp cầu tre, con trâu, cái c̣, núi đồi, đồng ruộng; được ăn những món đặc sản ngay tại địa phương; được hít thở không khí quê nhà và được nghe những âm thanh quen thuộc. Nhưng rồi phải quay về Mỹ. There’s no place like home. Our home is where our heart is. Không đâu bằng mái ấm gia đ́nh. Nơi này có công ăn việc làm, có tự do. Tôi có thể nói những ǵ tôi muốn nói; làm những ǵ tôi muốn làm.


Hồi cuối năm 2011 tôi đă về VN một tháng. Bay trên mây, nh́n trời xanh, tôi nghĩ đến mấy câu thơ trên mạng của Bùi Minh Quốc và Thanh Thảo mô tả VN ngày nay: Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải gh́m cơn mửa, Cả một thời đểu cáng đă lên ngôi Cứ tự ḿnh dán băng keo vào miệng/ Yêu tổ Quốc chỉ c̣n nghe ú ớ. Có thật vậy không? Kỳ này, mắt thấy tai nghe mong sẽ biết VN nhiều hơn là qua thế giới ảo. Nhờ bạn bè, bà con xa gần, tôi đă thực hiện một chuyến đi ta ba lô thích thú viếng Hà nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Qui Nhơn, Vũng Tàu, Bến Tre.Tôi cũng đă cùng với gia đ́nh Đỗ Lê Minh, hiện dạy toán ở Đại Học UCLA (University of California, Los Angeles), theo tour viếng Đế Thiên Đế Thích, một kỳ quan thế giới ở Siem Reap thuộc Campuchia trong ba ngày.



Chùa Cầu Hội An 12.2011

Đây là lần thứ hai về VN v́ lư do gia đ́nh. Lần thứ nhất cuối năm 2006. Sau 1975 tôi đành phải rời xa đất nước v́ sống không nổi dưới chế độ độc tài toàn trị dù tôi đă yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời. Lúc bấy giờ hầu như dân miền Nam đều muốn bỏ xứ ra đi. Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) là thực dân thứ thiệt; rất giỏi trong việc bóc lột, dối trá, bưng bít và c̣n ngụy biện bằng khẩu hiệu yêu nước là yêu xă hội chủ nghĩa. Tôi đă vượt biên trong một đêm không trăng sao tối đen như mực. Trên ghe 13 người kể cả một bé nhỏ sáu tháng. Sao lại có người gan liều bồng con trôi giạt một tháng như vậy? Theo nhà văn Phạm Phú Minh các bà mẹ Việt Nam đánh hơi thấy nếu không ra đi th́ con ḿnh sẽ bị suy tàn về thể chất, dốt nát về trí tuệ và thui chột về đạo đức.

Phần lớn thời gian về VN tôi ở Saigon. Trước 1975 đây là thủ đô của Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) giờ có tên mới viết là TP (thành phố hay tội phạm?) Hồ Chí Minh, thay đổi rất nhiều. Quận nào cũng có xây cất nhưng không được qui hoạch đàng hoàng. Mạnh ai nấy làm, kiểu cách, cao thấp, trồi sụt bất thường. Chỉ có khu bên kia sông là khá qui củ. Sau chầu cà phê với Thân Trọng Minh ở Chợ Lớn tôi theo Vũ Thị Ái đồng nghiệp trước 1975 đến Việt Tấn Xă, sở cũ cạnh Dinh Độc Lập. Chúng tôi đi bộ, ra vẻ thăm dân cho biết sự t́nh. Tôi như lạc vào chỗ lạ. Không h́nh dung ra nơi chốn v́ mặt tiền mấy nơi đi qua khác hẳn, không c̣n nhận ra đường nào với đường nào. Buổi trưa trời nắng, nóng nực quá chừng. Saigon bị lây Hà nội rồi. Thành phố không có vỉa hè.

Hồn Việt Nam Cộng Hoà và Phạm Duy

Ngồi bệt ở một cái sạp bán nước bên vệ đường, tôi uống hai trái dừa xiêm, no cành hông, thiệt đă. Vô t́nh thấy tờ Saigon Giải Phóng, có bài Dành Vỉa Hè Cho Người Đi Bộ trong mục Sự Kiện Vấn Đề của tác giả Phạm Phương Thảo. Đi bộ khó thật v́ không phải vỉa hè nào cũng có chỗ đi, có khi phải đi xuống ḷng đườngviệc đi bộ c̣n gặp khó bởi không ít vỉa hè dùng vào việc buôn bán, đậu xe. Xe gắn máy cứ lách lên vỉa hè mà chạy. Việc đi bộ qua các ngă tư không dễ dàng cho dù có đèn xanh, đèn đỏ. Mặt khác bộ mặt của vỉa hè có nơi vẫn c̣n t́nh trạng tiểu tiện bừa băi. Nh́n ḍng xe chạy chen lấn, len lách tôi thấy dường như ai cũng nghĩ mạnh ai nấy đi. Qua đường là một thử thách. Hà nội cũng y như vậy. Kinh khủng. Terrible. Chữ của một người ngoại quốc nói với tôi và cũng của một người bạn ở Hà nội khi cùng đi qua đường.

Dấu vết Saigon xưa chỉ c̣n lại chợ Bến Thành, đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Chính quyền mới muốn xóa mọi h́nh ảnh cũ. Sinh hoạt thời VNCH làm họ bực tức, khiến chữ giải phóng mất ư nghĩa, biến thành phỏng dái. Nhưng hồn VNCH vẫn c̣n trong lối sống, vương vọng qua mấy bản nhạc trên xe taxi, ở quán đầu hẻm, trong nhà từ nam chí bắc; và ngay cả thủ đô Hà Nội, cái nôi xă hội chủ nghĩa VN. Nhà hát Lớn Hà Nội đă bị làn sóng nhạc “sến” tấn công. Tuấn Vũ chiếm lĩnh hàng chục đêm, rồi các live show của Quang Lê, Mai Quốc Huy (được xem là “truyền nhân” của vua nhạc sến Chế Linh)…gần đây nhất là ca sĩ Thanh Tuyền. Nếu không có những rắc rối trong tổ chức, vua nhạc sến Chế Linh cũng đă cất cao giọng hát tại lâu đài âm nhạc giữa thủ đô. Một tờ báo ở VN đă viết như vậy.

Tại sao có hiện tượng đó? Nhạc cách mạng vừa dở vừa lỗi thời không ai muốn nghe nữa. Tác giả Phan văn Minh trong bài Đừng Làm vấy bẩn ca từ tiếng Việt trên Hồn Việt ngày 28/12/11 viết, lời ca một số bản nhạc mới là một sự kém cỏi về văn hóa, trí tuệ; một sự phỉ báng đối với ngôn ngữ mẹ đẻ. Về chuyện Chế Linh bị hủy không cho tŕnh diễn tiếp, theo nhạc sĩ Phạm Duy, họ làm ầm ĩ quá. Khiêm tốn th́ được. Phạm Duy có vẻ không được khỏe lắm, cho biết, những buổi tŕnh diễn của ông rất thành công. Ghé thăm ông tại nhà ở Phú Thọ, nhạc sĩ có cả ngàn bài ca nói, trở về VN là đúng với luật tự nhiện: lá rụng về cội. Ông muốn khi mất sẽ mất ở Saigon. Sau đó, các con sẽ dời mộ bà Thái Hằng về luôn. Giờ không c̣n sức ngồi máy bay gần 20 tiếng trở qua Mỹ.

Cuộc sống hiện nay thế nào?  Nhạc sĩ Phạm Duy cười trả lời, rất thoải mái. Lẽ dĩ nhiên  phải có tiền và mũ nỉ che tai. Câu nói của nhạc sĩ 90 tuổi cũng là triết lư sống của nhiều người trong nước. Có đủ tiền chi tiêu; không nghe, không thấy, không bàn về bất kỳ điều ǵ coi là nhạy cảm có hại đến chế độ. Nhưng Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người chủ trương trang mạng Bauxite VN, nói với đài BBC hồi cuối năm rằng  nhà cầm quyền đă đối xử với 85 triệu dân như những con ḅ. Có lẽ v́ vậy, khi một số  khoa bảng VN được nhà nước đăi ngộ hơn kẻ khác, đươc trao hoa, cho quà,  ban chức, phong tước, họ mừng rơn về hùa với chế độ; thay v́ phẫn nộ, đ̣i  hỏi công bằng, công lư, cho những người bị phân biệt đối xử, bị nhiều thiệt tḥi.

Ngoài ra, để định hướng dư luận, đảng CSVN quyết nắm chặt các phương tiện truyền thông. Tất cả báo chí đều một giọng, một điệu. Coi văn nghệ sĩ như tôi tớ, gọi dạ, bảo vâng. Lâu lâu xoa đầu khen thưởng hay rầy la. Kư giả Đoan Trang trong bài Giọt Nước Mắt Của Lề Phải viết trên mạng, dưới chế độ Cộng Sản nhà báo không khác ǵ con chó; bảo sủa th́ sủa; bảo im th́ im. Nh́n chung, có vẻ đảng CSVN thành công trong việc thuần hóa đám đông. Công an có mặt khắp nơi. Con đường tiến thân là nhớ lời Bác. Qua báo chí thấy một xă hội ổn định. Muốn vào Internet, cửa sổ nh́n ra thế giới bên ngoài phải vượt tường lửa. Chỉ người nào muốn hiểu biết, có phương tiện mới tiếp cận được với nhiều nguồn tin khác nhau.

 

Ngô Công Đức Tự Bạch: Hối Hận

Trước khi cái thiện thắng cái ác của thời bao cấp, tức trước khi đổi mới trở về cái cũ hồi cuối thập niên 80, con đường tương lai là đi ra biển.Thời này khác, thay v́ vượt biên, cha mẹ cho con du học hay theo học trường ngoại trong nước. Nền giáo dục VN hỏng lâu rồi. Nhưng thay đổi thế nào? Bỏ bác, bỏ đảng, bỏ mác, bỏ lê? Hồi xưa ra ngơ gặp anh hùng bị gạt. Ngày nay, ra ngơ gặp tiến sĩ giấy, quán cà phê hay trẻ em lang thang bán vé số, đánh giày. Báo Tuổi trẻ (3/12/11) cho biết, theo Nhóm Young Lives (Những cuộc đời trẻ thơ), một chương tŕnh nghiên cứu quốc tế th́ có 1,2 triệu trẻ em không đến trường; c̣n Bộ Giáo Dục Đào Tạo th́ chỉ có 200,000 thôi; nhưng cả hai đều đồng ư nguyên nhân chính là v́ chán học và kinh tế khó khăn.

Ngô Công Đức (1936 - 2007), dân biểu đối lập thời VNCH, một nhà báo tên tuổi, sáng lập tờ Tin Sáng trước và sau 1975, rồi bị CSVN dẹp luôn năm 1981, trong cuốn Tự Bạch, phổ biến hạn chế viết, Tôi là người ủng hộ Cách Mạng, cảm thấy đau ḷng và hối hận trước cảnh khốn khổ của người dân. Quan liêu, tham nhũng, hà hiếp dân có hệ thống mà người ta đổ lỗi cho cơ chế, đă gây tủi hổ cho những ngựi Cộng Sản chân chính, và tôi cũng hổ thẹn lây v́ từng đứng bên cạnh họ. Hai chữ Anh Hùng đă bị bôi bẩn.Thống nhất là một may mắn lớn. Rồi Miền Nam phải rước lấy một chế độ đă từng được áp đặt bao nhiêu thập niên ở miền Bắc, gây nhiều chết chóc đau thương oan uổng, gây nghi kỵ gian dối, gây nghèo đói giữa một dân tộc thông minh và cần cù.

Tập Tự Bạch 16 trang viết xong ngày 21/11/2006 thố lộ thêm, Nếu không thống nhất đất nước ai quả quyết được miền Bắc không giống  như CHDCND Triều Tiên. Người Cộng Sản được sống ở miền Nam đă làm thay đổi suy nghĩ của Đảng Cộng Sản. Công cuộc đổi mới đất nước chính là cuộc giải phóng miền Bắc khỏi một chế độ đă thất bại từ trước và đưa miền Nam về dần với tính năng động đă có trước đây ở miền Nam. Kết quả hôm nay có được sự đổi mới này, chính là nhờ sực đấu tranh của nhân dân cả hai miền. Đức độ của Hồ Chủ Tịch sao không dạy được cấp dưới noi theo? Hôm nay được nghe lời kêu gọi đoàn kết ḥa hợp. Nhưng đoàn kết ḥa hợp thật hay chỉ là sự tiếp nối của lời kêu gọi thiếu ḷng thành trong 30 năm qua. Để rồi phải tiếp tục kêu gọi đoàn kết?. Ngoài tập này, tác giả c̣n có Cuốn Hồi Kư, chưa ấn hành.

Đến Hànội mà không ngồi ở Hồ Hoàn Kiếm và HồTây là một thiếu sót. Nh́n mặt hồ gợn sóng lăn tăn, in bóng hàng liễu rũ cho ta cái thú của một kẻ nhàn du, tha hồ mơ xa rồi lại nghĩ gần. Thủ đô có hai cái đẹp: mấy viên ngọc bích thủy thiên nhiên, in bóng trời xanh mây trắng và buồng phổi của 36 phố phường, mấy hàng cây cổ đại cành lá xum xuê, phủ mát ḷng đường. Hồi niên thiếu, tôi thấy Hà nội lăng mạn trong Tự Lực Văn Đoàn, trong các lời ca của các nhạc sĩ năm 54; rồi thấy Hà nội nghèo khổ, thiếu thốn thời bao cấp qua lời kể của người được ra Bắc sau 75 trong đó có nhà tôi; và Hà nội ngày nay, ầm ầm, ào ào, lúc nào cũng chộn rộn. Hai bản nhạc hay về Thăng Long là Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành và Mùa Thu Hà nội của Trịnh Công Sơn.

Một cái thú khác khi viếng Thủ đô, có hơn 1,000 năm lịch sử, khai sinh từ vua Lư Thái Tổ (1009-1028), là bước vào những tiệm ăn uống xưa cũ, b́nh dân để biết thêm về văn hóa ẩm thực vùng này. Một người quen, anh B. dân Hànội đưa tôi vào quán Cà phê Lâm, ở phố cổ. Thời bao cấp khách hàng quen thuộc của quán là văn nghệ sĩ Hà Thành. Cà phê đen đặc quánh nổi tiếng từ thập niên 50. Ngồi trên ghế gỗ thấp, tôi h́nh dung sinh hoạt tiệm; nơi treo nhiều tranh cũ từ nửa thế kỷ trước mà tác giả là những họa sĩ đă để lại v́ ghiền mùi cà phê của ông.Tôi cũng đă được ăn phở ở phố cổ vừa rẻ, vừa ăn được, hơn hẳn phở trong khách sạn năm sao ngay tại Hà nội; giá 10$ US một tô. Khu này lúc nào cũng tấp nập từ sáng tinh mơ cho đến quá nửa đêm.

Vơ khí mềm cái loa và hộ khẩu

Sau ngày 30/4/75, Hà nôi là trung tâm quyền lực của cả nước. Phía thắng ai cũng nôn nao muốn vào Nam để nhận hàng khi thấy từng đoàn xe đầy ắp chiến lợi phẩm chở về Bắc. Trong khi đó, dân miền bại trận muốn được yên thân t́m người để nhận họ hay âm thầm nhào ra biển. Nhằm củng cố việc cai trị, CSVN đem vào hai vơ khí mềm: giấy hộ khẩu và loa phóng thanh, gắn khắp phường khóm. Giấy hộ khẩu chủ yếu nắm bao tử. Loa phóng thanh định hướng dư luận. Nó c̣n dùng để phá đạo. Nhớ lại, khi viếng chùa Thiên Mụ ngắm cảnh, t́m sự yên tịnh hay tiếng chuông ngân, tôi bị sốc khi nghe  từ trong xóm cái giọng Huế nặng nói về công ơn của Bác Đảng. Lải nhải cả ngày kiểu này, Chúa Phật chắc cũng bỏ chùa, bỏ nhà thờ mà chạy huống chi người phàm.



Hội An 12.2011

Rời Hà nội, tôi về miền trung đến Huế qua ngơ sân bay Phú Bài. Phi trường này chẳng được sửa sang ǵ hơn với thời VNCH. Trong ba ngày ở cố đô, tôi đă có dip thả bộ qua lại nhiều lần hai cầu An Cựu, nơi mà ḍng sông nắng th́ đục, mưa th́ trong và cầu Trường Tiền, sáu vài 12 nhịp. Bao nhiêu nước chảy qua cầu từ dạo ấy mà Huế vẫn vậy, ít thay đổi. Cảnh cũ, đường xưa không khác bao nhiêu. Chỉ có các món ăn là dở đi nhiều; c̣n đâu bánh khoái, bánh bèo, bánh nậm? Người Huế bỏ xứ đă mang theo hết cả nghệ thuật ẩm thực rồi sao? Sau khi thăm mồ mả bà con trong đó có mộ hai ông cố Phan Tôn, Phan Liêm mà chị Phan Thanh Gia Lai đă thêm chữ quốc ngữ trên hai bia xây từ cuối thế kỷ 18 toàn chữ nho, tôi đă vào thăm trường Quốc Học.

Trường xưa nhưng bạn cũ đâu hết rồi? Đường đời vạn nẻo, ai c̣n ai mất? Nh́n dăy lớp thuở nào, tôi vừa thấy xa lạ vừa thấy thân thương; bồi hồi nhớ lại một thời đă qua. Ngồi lặng cả giờ ở một ghế đá trong sân trường, được thành lập ngày 23/10/1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái, giao cho ông Ngô Đ́nh Khải làm trưởng giáo với tôn chỉ phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài; tôi ở trong trạng thái nhớ nhớ, buồn buồn khi nghĩ tơi một số bạn cùng lứa, cùng lớp và cùng bàn đă ngă xuống trong cuộc nội chiến: Huỳnh Sửa, Huỳnh Sảnh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Đức, Hồ Đắc Cung, Hồng Dũ Thiều.. và gia đ́nh Trần Như Thông, mất tích khi vượt biên. Tôi đă chán chường khi thấy tượng Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh cắp sách đi học, ngay chỗ cột cờ.

Tiến sĩ Sử Học Hoàng Ngọc Thành, cưụ học sinh Quốc Học, trong cuốn Công và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 Lịch Sử Hiện Đại Việt Nam, in năm 2009 cho rằng, ông Hồ Chí Minh, đă đặt cái không tưởng Xă Hội Chủ Nghĩa trên quyền lợi quốc gia hay lợi ích dân tộc. Ông Hồ Chí Minh có công rất lớn với Liên sô và Trung Cộng nhưng đối với dân tộc VN, ông và đảng cộng sản phạm tội phản bội tức phản quốc. Cũng vẫn theo Giáo sư sử nhiều trường Đại học ở Saigon trước 75, thường các vụ thống nhất đất nước là có công, nhưng vụ thống nhất VN sau 18 năm chiến tranh 1957-1975 là có tội v́ mục tiêu chính là phục vụ Liên Sô, Trung Cộng và v́ ư thức hệ Cộng Sản. Ông Hồ từng khoác lác, tôi dẫn năm châu tới đại đồng.

Một bạn cũng học ở Quốc học hiện ở Saigon nói quá nhục nhă  khi tôi nhắc tới cái tượng và tấm bia ngay ở cổng vào ghi tên các công thần gộc của chế độ. Chế Lan Viên viết: MậuThân 2000 người xuống đồng bằng, chỉ một đêm c̣n sống có 30, ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó.Tôi!  V́ những câu thơ tôi làm người ấy xung phong.  Năm 1999 Thứ Trưởng Bộ Thương Binh Xă hội Nguyễn văn Quảng cho Đài Truyền H́nh Nhật NHK biết có 800,000 đồng chí hy sinh Tết đó. Đến nay, nhiều gia đ́nh vẫn c̣n t́m kiếm hài cốt người thân. Hỏi ai? Hăy níu áo Vơ Nguyên Giáp; ông tướng cầm quân như tay đánh bạc không bao giờ sợ hết tiền. C̣n Phạm văn Đồng kư công hàm 14/9/58 về Hoàng Sa, Trường Sa khó thoát tội Việt gian rành rành.

Dẫn xe tăng CSBV ủỉ Dinh Độc Lập

Một kỷ niệm đáng nhớ là đă cùng đồng nghiệp thời VNCH, Nguyễn Vạn Hồng (NVH) đạp xe dọc bờ biển trên đường Hoàng Sa & Trường Sa, từ núi Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn, c̣n gọi là núi Non Nước. Tôi đạp lạng quạng không hiểu v́ ngây ngất trước cảnh trời biển bao la với từng đợt sóng từ xa ùa vào bờ hay v́ mùi muối mằn mặn trong không khí và cái lành lạnh ban mai?  Làm sao có chuyện một phóng viên Việt Tấn Xă dẫn xe tăng CSBV ủi cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/75? Theo NVH, trên đường về làng báo chí đón vợ con, khi đến cầu Thị Nghè th́ gặp xe tăng tiến qua; nép vô lề. Vài anh bộ đội trên xe hỏi đường trong đó có sĩ quan Bùi Quang Thận, cầm súng lục bắt dẫn tới dinh Độc Lập. Tôi quay xe chạy trước. Họ theo sau đến cổng rồi ủi vào cửa sắt.

Sau 75, NVH nổi tiếng với bút hiệu Cung Văn, làm cho tờ Saigon Giải Phóng; hiện c̣n giữ cờ lệnh xe tăng của sĩ quan Thận. Người quen nói với tôi, v́ thấy toàn là dối trá nên NVH bỏ về Đà nẵng, sống nhờ vợ. Thành phố này rất phát triển. Chúng tôi viếng Đại Học Phan Châu Trinh, có 1200 sinh viên, lập năm 2007 ở Hội An, một thành phố cổ thu hút du khách nhờ Chùa Cầu, do người Nhật xây từ thế kỷ 17. Tôi gặp nhà văn Nguyên Ngọc, một giới chức của trường, đă có một buổi ăn trưa đáng nhớ bên ḍng sông Thu Bồn: món đặc sản cá đối kho dưa gan. Theo nhà văn, cũng là cựu học sinh Quốc Học, cuộc chiến Nam Bắc Mỹ kết thúc đẹp. Có lẽ nhờ vậy, Hoa Kỳ mới là cường quốc; mới là nơi tụ hội của nhiều nhân tài từ khắp năm châu.

Trước khi đưa ra ga xe lửa rời xứ Ngũ Phụng Tề Thi về Qui Nhơn, vợ chồng NVH đă đăi tôi một bữa ăn ḿ quảng lươn ngon lành. Dù rằng nhà thờ bên ngoại tộc Lê ở Hà nội và bên nội chánh quán ở Bến Tre, và chẳng có kỷ niệm ǵ về thành phố này, tôi vẫn về đây v́ gia đ́nh tôi và mồ mả cha mẹ chị em trước 1945 ở B́nh Định. Dịp này, tôi đă không quên đến Ghềnh Ráng viếng Đồi Thi Nhân, nơi an nghỉ rất đẹp của Hàn Mặc Tử. Tuy mất lúc c̣n trẻ 28 tuổi năm 1940 v́ bệnh cùi, ông hăy c̣n được giới văn nghệ nhắc đến: Đây Thôn Vỹ Dạ, Gái Quê..  Có hai con đường trong hai thành phố Qui Nhơn, nơi trưởng thành, và Đồng Hới - Quảng B́nh, nơi sinh ra, mang tên thi sĩ của trăng. Phạm Duy và Trần Thiện Thanh đều có phổ nhạc thơ Hàn Mặc Tử.

Trong một tháng tôi đă đi từ Nam ra Bắc, rồi vào Trung, đă cùng chị Phan Thanh Gia Lai, thuộc nhánh Phan Liêm đi Bến Tre thăm mộ Phan Thanh Giản, được gặp nhiều bà con bạn bè, được đón tiếp nồng hậu với t́nh cảm thắm thiết, được thăm viếng nhiều nơi, được ăn nhiều món đặc sản quí hiếm; không hề bị phiền nhiễu ǵ về giấy tờ, tiền bạc; nhưng tôi vẫn thấy không thể sống hẳn ở VN. Về đây ở ḿnh sẽ như chui vào một cái trại; mà đă lọt vô rọ rồi th́ phải ngậm mà nghe. Vả lại, thời gian rồi tôi như cỡi ngựa xem hoa. Rất rất nhiều người nói với tôi rằng, để sống dễ dàng phải tập làm quen với những điều chướng tai gai mắt, phải mũ nỉ che tai. Tôi muốn nói với các ông bà nào, c̣n vọng bác th́ hăy về đây đi anh. Đừng có chân trong, chân ngoài.

Chư Hầu rồi?

Chuyến về VN có ba thời khắc chắc tôi nhớ hoài. Đó là một giấc ngủ trưa tuyệt vời, sau bữa cơm chay, nằm trên ghế đá, trong vườn chùa im vắng, dưới bóng mát cây sa la, lơ mơ nh́n trời xanh mây trắng, nghe gió hiu hiu thôi, thỉnh thoảng vọng về tiếng gà gáy nơi xa. Chùa Tuần Chính Thiền Viện nằm giữa một cánh rừng tràm, do Ni Sư Thích Nữ Huệ Niệm trụ tŕ, xây năm 1986 tại một vùng kinh tế mới thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Lần thứ hai, ngồi lặng trên ghế đá ở sân trường Quốc Học, vào một buổi chiều âm u buồn, nhớ về một thời đă qua. Lần thứ ba, ngồi ở một quán bên bờ sông Saigon, lúc xế trưa, nghe tiếng c̣i hụ, nh́n đám lục b́nh bồng bềnh theo ḍng nước đục mà không hiểu rồi nó sẽ tấp vào bến bờ nào?

Tôi có một anh bạn, hàng năm đôi ba lần về VN bằng tiền nhà, giúp hoàn thành một số dự án hay dạy học và bảo trợ cho nhiều sinh viên sang Mỹ lấy tiến sĩ. Anh du học thời VNCH, hiện là giáo sư của một trường lớn ở Mỹ, có nhiều bằng sáng chế, một hôm tâm sự, nước ḿnh đánh nhau hàng chục năm để rồi chẳng có điểm nào coi được. Tệ như vậy nhưng CSVN vẫn thống trị th́ tại sao? Theo tôi, về kinh tế, một phần nhờ chín tỷ đô la, hải ngoại gửi cho gia đ́nh ở trong nước. Phần khác, VN ổn định được v́ dựa vào hậu phương lớn phía Bắc như bài hát Việt Nam Trung Hoa có từ thời 1960: núi liền núi, sông liền sông, chung một biển đông, chung một ư, chung một ḷng, chúng ta sống chung, nghe tiếng gà gáy cùng; muôn năm Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông. 

Thời gian tôi ở VN là thời gian báo chí nói tới sửa đổi Hiến Pháp 1992. Sau hơn 20 năm làm Hà nội xác xơ, rồi sau khi thống nhất đất nước, CSVN để hơn 30 năm cho cán bộ gộc ăn no nê thành tư bản đỏ, giờ mới lập một ủy ban để T́m Thông Điệp Chung Về Quyền Con Người và Tổ Chức Quyền Lực. Họ bàn tới quyền công dân, vai tṛ lănh đạo của đảng, đổi mới chế độ bầu cử. Một người am tường việc này cho tôi biết, chưa chắc Bộ Chính Trị đồng ư với bản dự thảo. Ông tâm sự, ông bị thương khi vào Nam giải phóng. Tôi cho ông hay là tôi bị Việt Cộng bắn rớt máy bay. Ông cười: anh em ḿnh bắn nhau. Ông tặng tôi tập san Nhà Nước và Pháp Luật. Tôi hỏi, nếu đảng chịu sửa Hiến Pháp nhưng Trung Quốc không đồng ư th́ sao? Ông không trả lời. Như vậy là chư hầu rồí? Ông nh́n tôi, rồi tự nhiên nói: Ngày mai trời lại sáng.  

Đương nhiên, có ngày mai nào cứ tối măi? Nhưng chừng nào 14 ông vua tập thể của Xă Hội Chủ Nghĩa VN mới sáng mắt sáng ḷng không c̣n đồng hoá chế độ và đất nước; vứt bỏ cái cơ chế lỗi thời lai căng Nga Tàu, do Hồ Chí Minh mang về. Thật khó, khi Bộ Chính trị v́ quyền lợi, đồng sàng đồng mộng với Trung Quốc, quyết duy tŕ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục hèn với giặc phương Bắc rồi sẽ có ngày người dân ở Hồ Gươm nổi dậy như sóng, ở sông Hương xuống đường như lũ và ở Saigon bừng dậy như hỏa diệm sơn; cho dù CSVN có nêu lên 16 chữ vàng: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai; và bốn tốt: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, để nhờ Trung Quốc cứu cũng không ngăn dẹp nổi.

Đền bù đất đai không thực tế; luật pháp không minh bạch; xảy ra nhiều bản án oan sai, Luật sư gặp nhiều khó khăn cùng nạn chạy án của thầy căi. Đó là t́nh trạng tư pháp ở VN mà tôi được nghe qua trong cuộc tṛ chuyện tại Saigon với Luật sư Nguyễn Bính Châu, tác gỉả mấy bài báo trên mạng BBC. Ngoài ra, theo tờ Nhà Nước và Pháp Luật, bằng hành vi pháp lư, người ta tạo ra sư hỗn độn của pháp luật. Các khẩu dụ thành quy tắc xử sự có hiệu lực cả bên ngoài cơ quan nhà nước. Ông Châu cho rằng để Pháp Luật không là cây đèn thần khủng bố, VN cần có Dân chủ. Nhưng tôi chắc CSVN không dám thực hiện điều này v́ lúc đó họ sẽ hết c̣n vừa đá banh vừa thổi c̣i và sợ ông Hồ có trăm tên ngàn mặt sẽ bị soi rọi, tênh hênh ra đó th́ c̣n ǵ nữa đâu?

 


 
Đế Thiên Đế Thích 2011


Dân Ca Khmer và Ngậm Ngùi của Huy Cận

Nhân dịp về VN tôi đă đi Siem Reap viếng Đế Thiên Đế Thích, không xa Saigon. Trên phi cơ rời Tân Sơn Nhất, ngồi cạnh chị Phạm BíchThủy, có cuốn Về Sân Khấu Truyền Thống Khmer Nam Bộ của Sở Văn Hoá tỉnh Sóc Trăng; tôi mượn đọc thấy có mấy câu dân ca Khmer: Lời ru thành ngọn gió đưa; Quạt anh ve vuốt giấc mơ vợ hiền; Ch́a tay anh, em gối lên; Xoă ngực anh, mái tóc mềm của em, khiến tôi nhớ đến bài Ngậm Ngùi của Huy Cận: Sợi buồn con nhện giăng mau; Em ơi ! Hăy ngủ. anh hầu quạt đây; Ḷng anh mở với quạt này; Trăm con chim mộng về bay đầu giường. Ngủ đi em, mộng b́nh thường; Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ. Thơ Huy Cận in trong Lửa Thiêng năm 1940. C̣n mấy câu dân ca của Khmer có từ lúc nào?  

Đế Thiên Đế Thích hay Angkor Wat và Angkor Thom có một quá tŕnh kỳ lạ. Hiện nay nó là một cảnh quan thế giới, thu hút rất nhiều du khách.Trước đó nơi này là chốn trú ẩn của Khmer đỏ, đám quân đă giết hơn hai triệu đồng bào ḿnh. Không ai biết tại sao  nó bị bị bỏ hoang 4,5, trăm năm để cho rừng cây che lấp. Cuối thế kỷ 19 người Pháp mới khám phá ra phế tích và t́m cách bảo tồn. Theo các nhà khảo cổ những điện chính được xây từ thế kỷ thứ VI và tiếp tục cho đến đời vua Suryavarman II (1113-1150).  Công tŕnh kéo dài làm tốn biết bao nhân lực, vật lực nhưng cũng thể hiện nghệ thuật tuyệt đỉnh về chạm, đục, khắc và vẽ h́nh trên đá của nền kiến trúc Khmer. Tất cả chỉ để làm nơi thờ thần hay tổ tiên của vua chúa; rồi sau trở thành linh đền thờ Phật.


 
Đế Thiên Đế Thích 2011


Viếng thăm Đế Thiên Đế Thích ngoài việc biết dân tộc Khmer đă có một thời hưng thịnh, có một nền văn minh sáng chói; c̣n cho thấy đời sống tâm linh của dân tộc nước láng giềng thật kỳ bí bởi các h́nh tượng thần voi, sư tử, ḅ, rắn, chạm khắc trong các đền đài đầy huyền ảo; tuy hiện phần lớn họ theo đạo Phật, phái tiểu thừa. H́nh ảnh in sâu đậm khác trong trí nhớ du khách là rừng cây hùng vĩ ở nơi này đă có thể nuốt trọn cả đền đài. Có những thân cây cổ đại 3,4 trăm năm to bự ba bốn người ôm cũng không xuể, cao vời vợi, ngự trên đỉnh tháp với hàng chục rễ trắng nhợt, láng cứng như xi măng, dài hàng chục thước tḥng xuống đất, ôm xoắn lấy chân tháp như con bạch tuột đang giữ lấy mồi.

 

Phan Thanh Tâm

2/2012 Saint Paul, MN.

(1) Đi Với Về Cũng Một Nghĩa Như Nhau là nhan đề một tập thơ của Du Tử Lê.

 

http://www.gio-o.com/PhanThanhTam.html

 

 

© gio-o.com 2012