Đường Phan Đ́nh Phùng Đàlat những năm 1960,
nơi chúng tôi thường lên vui chơi vào các dịp hè 1962, 1963




PHAN TẤN UẨN

ĐÀ LẠT VÀ CUỘC TẢN CƯ VỀ HUẾ

bút kư

          Từ một vùng đất hoang vu của dân tộc thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay, sau khám phá của bác sĩ Yersin (tháng 6 năm 1893), người Pháp đă quy hoạch và xây dựng lên thành phố Đàlạt. Đàlạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương trong nửa đầu thế kỷ 20.

          Ngày … tháng … năm 194…,tiếng khóc chào đời của tôi cất lên giữa thành phố cao nguyên lúc ba tôi đang là Chánh văn pḥng Ṭa Công Sứ Pháp (Ṭa Thị Chính). Tản cư ra Huế tháng 8 /1945, lúc đó tôi là đứa bé chỉ biết khóc nhè, làm rộn người khác. Những năm 1962, 63 , vào mấy tháng hè tôi từ SaiGon lên Đàlạt ở  với mẹ và em gái tại nhà Bác Hai đường Phan Đ́nh Phùng , nhưng chẳng nhớ được ǵ về Đàlạt thuở thiếu thời. Phải đến tháng 10 năm 2014 về Việt Nam giỗ ba tôi, mới có dịp gặp mặt đông đủ các thế hệ già trẻ . Buổi họp mặt đă cho tôi h́nh dung cuộc sống của gia đ́nh tại Đàlạt và cuộc tản cư về Huế năm 1945…

          " Nhà cũ chúng tôi nằm trên khu đất cao phía Đông gần ngôi chợ trung tâm,đến đường phố chính ở phía dưới qua một vườn hoa ngoài sân, và  một lối đi lát gạch dẫn đến những bậc thềm bước xuống đường. Con đường phía sau nhà dành cho sinh hoạt gia đ́nh với xe cộ vô ra thường xuyên. Đứng giữa sân nhà có thể nh́n thấy Hồ Xuân Hương , xa xa là ga xe lửa. Đôi khi từ trại tù nghe tiếng kèn báo hiệu trên một đồi cao.Đến khu chợ Đàlạt bên trái phải bước xuống nhiều dăy bậc cấp. Theo lời mẹ kể, thời gian gia đ́nh chúng tôi sinh sống ở Đàlạt là thời hạnh phúc vàng son nhất trong đời mẹ. Tiền bạc dư dả, tôi tớ đầy đủ, chợ búa đông vui giá rẻ, chuyện ăn uống không làm mẹ bận tâm. Thường mỗi lần đi làm về, chưa kịp cởi áo khoát, ba tôi bế một thằng nhóc lên rồi dúi cái cằm có râu ngắn vào ngực làm cho nó cười hắc lên. Đơn giản h́nh bóng ba chỉ có thế. Những  ngày cuối tuần, thỉnh thoảng ông tổ chức các buổi ḥa nhạc với dàn kèn trống, đàn tranh , đàn nhị, đàn bầu..., v́ chính ba tôi cũng chơi các loại đàn nầy khá thuần thục do thuê thầy dạy đàn từ trước. Bên cạnh các cuộc vui đàn hát, c̣n có những ván bài - gọi là "tài bàn" - giữa những bạn thân của ba , trong đó tôi chỉ nhớ được tên tuổi nhà văn hóa Trần Thanh Mại. Năm 1999, bà Trần Thị Linh Chi, con gái bác Trần Thanh Mại từ Cần Thơ lên SaiGon dự đám giỗ ba tôi tại nhà chị tôi , tôi có dịp nh́n thấy tận mắt h́nh bóng cũ t́nh bạn của ba với bác  Mại. Bà Linh Chi cũng là một nhà văn dám thu hẹp một cơ sở làm ăn lớn để dành th́ giờ lo chuyện viết lách. Lúc đó tôi có đọc mấy bài của Trần thị Linh Chi trên tập san Nhớ Huế.

          Trở lại sinh hoạt thường ngày của gia đ́nh ba mẹ ở Đalạt. Buổi sáng thường có người đàn ông Ấn độ, mang sữa dê bồi dưỡng cho anh tôi, là đứa trẻ gầy c̣m v́ bệnh . Anh nầy khi lớn lên khỏe mạnh, phải mắc tật nói cà-lăm do hậu quả bệnh từ nhỏ...

          Đáng nói hơn, cả một đại gia đ́nh gồm ông bà chú bác anh em con cháu nội ngoại của nhánh họ Phan làng Đốc Sơ thường quây quần bên những bàn ăn rất lớn đặt giữa sân nhà, thoải mái tràn đầy niềm vui tiếng cười, trong đó nổi bật lên vai tṛ của ba tôi và Bác Khải. Một chi tiết do anh Phan Tấn Tŕnh kể cho đàn em sau nầy thấy được cuộc sống của gia đ́nh bác Cự và gia đ́nh ba mẹ tôi . Anh Tŕnh nhớ lại lúc thiếu thời ở Đàlạt, ham chơi tối về nhà muốn ngủ, anh ngủ luôn bên mẹ tôi như con của mẹ. Sáu chục năm sau, t́nh cảm nối kết nầy không c̣n nữa .Lúc đám tang mẹ tôi,cánh Đàlạt chỉ một ḿnh anh Tŕnh về SaiGon tiển biệt…

               Năm 1962 , 16 năm sau ngày tản cư, anh tôi mới có dịp trở lại Đàlạt , và t́m đến ngôi nhà cũ của ba mẹ. Loáng thoáng nhớ về cảnh cũ so với hiện trạng, thấy Đàlạt đă thay đổi khá nhiều. Những cao ốc mọc lên sau nầy lấn át hẳn ngôi nhà cũ khiến nó trở nên nhỏ bé. Rạp chiếu bóng vẫn c̣n đó , có thể được tu sửa nhiều lần , hài ḥa giữa những cao ốc bên cạnh. Mười sáu năm trước, rạp thường chiếu những phim chiến tranh, cao bồi, có cảnh xe tank , máy bay bốc cháy, và những con ngựa nhảy chồm lên lao vào khán giả. Ngày ấy vẫn có thú vui thả diều trên đồi cỏ, xe hoa diểu hành qua đường phố, và những khúc ca hùng tráng. Thỉnh thoảng c̣i báo động vang lên inh ỏi vào giữa trưa khi máy bay Đồng Minh thả bom giăi cứu tù binh Anh, Mỹ bị quân Nhật bắt giam tại đây. Đă có lần gia đ́nh chúng tôi phải vào trú ẩn trong hào tránh bom đă được đào sẳn quanh dưới chân một ngọn đồi...

               Biến cố tháng tám bùng nổ, ba tôi phải bàn giao công việc từ Ṭa Công Sứ Pháp cho  chính quyền người Việt... Sau đó không lâu, có tin quân Pháp trở lại Việt Nam. SaiGon đă có súng nổ . Đàlạt cũng sôi sục chuẩn bị chiến đấu, dân chúng trong thành phố phải ra vùng ven lánh nạn.Trên chiếc xe tải mui trần, gia đ́nh chúng tôi ra đi mang theo vật dụng, thực phẩm , bỏ lại căn nhà sau khi khóa hết các cửa. Xe chạy về hướng Đông Nam xuống vùng đồi Trại Hầm. Chỗ ở nằm trong khu đồn điền người Pháp vắng chủ. Ngôi biệt thự màu nâu, rộng răi, đă có nhiều người lánh nạn vào ở trước khi chúng tôi đến. Sống tạm nơi đây một thời gian ,nhưng bọn nhỏ chúng tôi vẫn c̣n được vô tư lên đồi thông bẻ chồi non, hái trái cà phê chín màu mận đỏ. Hàng ngày mẹ và người giúp việc vẫn thường trở lại ngôi nhà cũ trên Đàlạt mua thêm thức ăn, lấy lại một vài vật dụng cần thiết. Những chiều mờ tối từng toán trai trẻ mang súng trường, gươm đao, có cả cung tên , chậm răi đi trên các vùng đồi.Anh tôi kể lại một lần giữa đêm tối cảnh giác, lính Pháp đang lùng sục truy t́m du kích, bỗng tiếng khóc thét vang lên của tôi làm cho người bạn của ba tôi phải ra tay trấn áp. Ông gọi tôi dậy, cầm một thanh gươm cán dài, rút lưỡi gươm sáng lóe dọa cho chú bé câm tiếng...

          T́nh h́nh diển biến nhanh chóng. Một hôm, ba tôi từ đâu về nhà giữa đêm khuya. Buổi sáng trời nắng ấm, ông phát động một cuộc di tản . Ba tôi cơng bé gái út, tôi làm biếng ĺ lợm không chịu đi,anh trai lớn phải cơng tôi . Mẹ ,chị tôi và anh trai thứ hai c̣n nhỏ , mang vác đủ thứ vật dụng áo quần, thức ăn, b́nh đựng nước... Cả đoàn è ạch đi với đôi chân nặng nhọc. Phải đi trong bao lâu mới hết đoạn đường khổ nhọc nầy, không thể nhớ rỏ. Suốt con đường dài vắng hẳn bóng người, xe th́ chạy ngược chiều với chúng tôi. Hai bên đường toàn cả bụi rậm, phía xa trước mắt là núi phủ mây mù. Đi măi...đến lúc mặt trời khuất dần sau những ngọn núi. Đoàn người lầm lủi đi giữa đêm đen. Mệt quá không bước nổi, phải ngồi bệt bên đường nghỉ từng chặn ngắn. Đến hồi phía Đông lóe lên nguồn sáng đèn điện mờ vàng, cả đoàn chỉ tay về phía đó, reo mừng ḥ hét quên cả mệt nhọc. Thị trấn Tháp Chàm , Phan Rang đây rồi... Phan Rang là nơi Ba Mẹ tôi thường hay về tắm biển ... 

          Đêm trung tâm thị xă Phan Rang sáng dưới ánh đèn và ánh trăng. Chúng tôi bước vào một ngôi đền , không rỏ là đ́nh hay chùa, v́ nhận ra các tượng thần uy nghi bên trong. Ngoài sân bắt gặp những người đàn ông quần cụt ở trần không mảnh áo che thân, nằm ngủ say trên những chiếc chiếu trải xiêng theo từng hàng đều nhau. Bầu không khí ngột ngạt , chúng tôi t́m được chỗ nghỉ tạm bên ngoài ngôi đền là mái hiên nhà ga xe lửa. Sáng hôm sau,chúng tôi dậy sớm, quang cảnh nhà ga hiện ra rất lạ mắt,nhiều đường ray song song trăi dài ra tận chân núi. Một chiếc xe g̣n nhỏ,trên xe hai người đàn ông ngồi sụp xuống với một lá cờ đỏ....Chúng tôi ở đây chờ tàu ra Huế...

          Chuyến tàu xuất phát vào buổi sáng sớm. Nh́n ra thấy một vùng nước xanh mênh mông với nhiều tàu buồm. Qua khỏi một khúc quanh, xuất hiện chiếc xà-lup , như lời ba nói, là chiếc tàu lớn với ống khói cao to ,vươn lên giữa biển trời.. Hành tŕnh ra Huế phải luân chuyển qua vài con tàu khác nhau và trải qua nhiều ngày, v́ có nhiều cây cầu trên lộ tŕnh bị bom máy bay đánh sập. Một buổi chiều, con tàu chui vào đường hầm , những đốm lửa than sáng đỏ bay vượt qua cửa . Khỏi đường hầm nầy, một lúc sau không nhớ rỏ bao lâu, tàu lại chun vào một đường hầm khác dài hơn phủ đầy bóng tối,sau nầy mới biết đó là hầm đèo Hải Vân. Ra khỏi đường hầm nầy, hành tŕnh đến Huế sắp kết thúc. Đến ga Huế, anh em chúng tôi thay quần áo mới trước khi về nhà nội. Hai đứa bé, mặc đồng phục trắng của hướng đạo sinh, đội mũ nồi đỏ , về đến làng quê nổi lên như một hiện tượng mới lạ trước mắt mọi người. Ghé nhà nội thăm viếng, gặp gỡ bà con đâu một hai ngày, gia đ́nh chúng tôi chuyển ra sinh sống ở làng ngoại trong căn nhà của ba mẹ ngày cũ..."

PHAN TẤN UẨN 

(Trích Hồi Kư BIẾT ĐÂU NGUỒN CỘI)