100 năm ngày sinh (1917 - 2017)
của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan

 

Nguyễn Văn Uông


Khung Trời THỤ NHÂN

 


Tôi vào năm I Đại học khi đă lớn tuổi so với các bạn đồng khóa nhưng vẫn thấy là lạ sao ấy! Lúc bấy giờ, người ta thường bảo nhau “đại học” chỉ là “học đại”; trường Đại học chỉ là trường Trung học đệ Tam cấp, tiếp nối Trung học Đệ Nhất cấp và Trung học Đệ Nhị cấp. Miệng mồm nói thế là có ư chê bai người học đại học cũng chẳng khá hơn ǵ người đă qua Trung học. Người Việt Nam ta cái ǵ không hơn ai chứ cái dè bỉu, chê bài, nói xấu người khác th́ không ai b́ kịp. Họ cứ nghĩ họ là nhất trên đời; mọi người khác th́ chẳng ai ra ǵ, đếu là tầm thường cả. Không chỉ là đại học, cả ngành giáo dục thời đó cũng bị chê bai cho là “dân luật rừng” và bộ giáo dục là “bộ vơ rừng”. Thế mà ngày nay, nh́n lại các trường đại học, nh́n lại ngành giáo dục thời đó, nhiều người tự hào, cho đó là một giai đoạn phát triển giáo dục ở tầm cao. Chuyện này không phải người Việt ở nước ngoài nói ra mà ngay người trong nước cũng như thế. Tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN số 7-8 (114-115).2014 có số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 – 1975) gồm các bài viết của các trí thức cả miền Nam và miền Bắc. Tuy có vài khác biệt trong tầm nh́n nhưng tất cả đều nh́n nhận mặt tích cực, tiến bộ hơn hẳn của nền giáo dục miền Nam trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Thế mới biết không phải “con cá sẩy là cá to” mà điều muốn nói lên là nh́n nhận một sự kiện, một vấn đề có giá trị hay không, không phải là khi “nh́n qua” mà phải đợi thời gian đủ để “nh́n lại” một cách khách quan, công bằng


Sở dĩ tôi nhắc lại chuyện đó là v́ khi vào học ban Việt-Hán trường Văn khoa, viện Đại học Đà Lạt tôi thấy khác lạ lắm. Những vị thầy đă có tiếng tăm trên nhiều lănh vực văn chương, có lối dạy “kỳ quặc” mà một cậu học sinh trung học, dù thông minh đến mấy cũng không thể nghĩ ra, nếu anh ta chưa ngồi dưới giảng đường đại học. Trong những vị thầy ấy, tôi chú ư nhất là thầy Vũ Khắc Khoan rồi đến thầy Phạm Văn Diêu. Tôi chú ư 2 thầy này v́ cách dạy của 2 thầy khác nhau hoàn toàn mà mỗi thầy đều để lại trong sinh viên nhiều ấn tượng đẹp, qua đó kiến thức sinh viên học được ở các thầy ấy căn bản, chuyên sâu, phong phú … làm nền tảng để sinh viên tự khám phá những lănh vực kiến thức mà họ nhắm vào.

 


Thầy Vũ Khắc Khoan tôi đă quen tên khi đọc các tác phẩm “Thần tháp rùa”, “Thành Cát Tữ Hăn”…  Bây giờ được diện kiến thầy bằng xương bằng thịt, ngồi trên bục giảng truyền đạt khúc chiết, găy gọn, kiệm lời những kiến thức trong tầm hiểu biết uyên bác đến đám sinh viên, với một loại ngôn ngữ đầm ấm, một cử chỉ mô phạm mẫu mực. Cả lớp học không một tiếng động khi thầy đă cất lời. Mọi người như đong kỹ những lời thầy vào tai để chất đầy trong năo thùy. Thầy rất ít giảng bài. Thầy chỉ hướng dẫn sinh viên t́m hiểu, nghiên cứu rồi cùng tŕnh bày trước lớp để trao đổi với nhau những vấn đề thầy đặt ra. Thầy chỉ phát biểu cuối cùng từng vấn đề như là những kiến thức tổng hợp. Thầy nói chậm, giọng Hà Nội rơ ràng, lôi cuốn, dễ nghe. Sinh viên chỉ việc lắng nghe và ghi chép. Cả 4 năm Đai học Văn khoa, môn thầy phụ trách tạm gọi là “Văn chương” v́ trong thời khóa biểu chỉ ghi tên Giáo sư, không ghi tên môn học. Thuở ấy, nội dung học ở môn thầy dạy bàng bạc trong các tập sách “Lược khảo Văn học 1,2,3” của Giáo sư Nguyễn Văn Trung.Vào năm 1, nhập môn với những khái niệm đă được Joan Paul Sartre lư giải trong tập sách “Qu’est ce que la littérature” (Văn chương là ǵ) với 3 câu hỏi được đăt ra cho người viết văn: Viết là ǵ ? Viết để làm ǵ? Viết cho ai?. Nguyễn Văn Trung dựa vào đây, mở rộng thêm Viết cái ǵ? Viết thế nào? Những nội dung này, bây giờ có thể coi là môn “Lư luận Văn học” mà sinh viên ngày nay theo học. Kỳ thi cuối năm 1, đề thầy ra là “Thế nào là một tác phẩm bất hủ. Phân tích một ví dụ chứng minh trong văn học Việt Nam”. Tôi lúng túng khi làm bài thi này. Ư không nhiều, tôi chọn truyện Kiều để phân tích chứng minh những luận điểm làm cho truyện Kiều trở nên bất hủ. Bài viết chỉ vẻn vẹn 5 trang giấy thi trong 4 giờ. Không bằng ḷng lắm với bài thi này, tưởng là kết quả tồi nhưng khi xem kết quả, bài thi của tôi có điểm thầy cho cao hơn so với các bạn khác. Thầy Vũ Khắc Khoan rất keo điểm, số đông lơ mơ là dưới trung b́nh. Điểm cao lắm cũng không ai qua khỏi điểm 13/20. Năm 2, thầy đi sâu vào bộ môn kịch nghệ là sở trường của thầy. Hoạt động Văn học-Nghệ thuật của thầy gắn chặt với bộ môn kịch nghệ. Nhiều tác phẩm nghiên cứu về kịch; cuốn “T́m hiểu sân khấu chèo”; công tŕnh phát hiện và giới thiệu vở chèo Quan Âm Thị Kính, vở chèo đưa linh; các kịch bản “Thành Cát Tư Hăn”, “Ga xép”… đă khẳng định tên tuổi của thầy. Năm này thầy chú ư tính chất kịch trong tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Ôn Như Nguyễn Gia Thiều để phân tích theo một trường phái kịch đương đại thể hiện trong tác phẩm “En attendant Godot” (Đợi Ngọc Hoàng) (Tôi chỉ nghe thầy giảng, chưa tiếp cận được tác phẩm này). Theo lư thuyết về kịch thầy cung cấp, nhân vật, sự kiện diễn ra trên sân khấu chỉ là mặt nổi dưới quyền “định đoạt” của một nhân vật vắng mặt có thế lực chi phối toàn bộ. Trong “Thành Cát Tư Hăn”, từ sự lo lắng của Dương Bâng, đến sự cuồng nộ hay ngọt ngào của Thành Cát Tư Hăn; từ sự vững tin của viên sứ giả đến sự chán nản của quân Mông; từ sự khôn ngoan, gan dạ của nàng Giang Minh đến những yêu sách, mỉa mai của Sơn Ca… dù muốn hay không cũng bị “điều động”, “chỉ huy” vô h́nh của nhân vật vắng mặt Cổ Giả Trường. Trong “Ga xép”, cuộc đối thoại của những người vào ga xép chờ tàu đến đều bị “điều động” bởi một nhân vật vắng mặt: “người xếp ga”, sứ giả của việc tàu đến hay không đến. Đặc biệt, cuộc đối thoại này là cuộc tṛ chuyện của những con người có mặt “đồng thời” trong ga xép nhưng không xuất hiện “đồng thời” trong cuộc tṛ chuyện. Trước hết là “Người đàn ông”, đến “Người 40”, tiếp theo là “Ngà” (nhân vật đă có tên), sau đó “Người 40” lộ tên là “Nghiêm”, “Người đàn ông” lộ tên là “Đức Bảo” và cuối cùng đột ngột xuất hiện “Người quân nhân”. Tất cả nhân vật trong cuộc “chơi đối thoại” này là để “đợi” tàu đến cho dù trong ga xép, “chả ai nh́n thấy xếp ga”, “không có thời biểu… nghĩa là tàu đến, tàu đi, không một ai biết ǵ cả…” “Mà … vé… không bán”. Cũng không có lao công, không có người bán hàng trong quầy nhưng mọi người có mặt ở ga xép “không phải để chơi, mà để… đợi” v́ họ cùng niềm tin “Có ga tất là có tàu…”, “Những cuộc lên đường phần nhiều chỉ được quyết định vào phút chót. Nhiều khi bất đắc dĩ. Rất nhiều khi bất th́nh ĺnh”. Trong “Cung oán ngâm khúc”, người cung nữ ê chề trong pḥng tiêu, vách quế, ṃn mỏi chờ quân vương từng đêm theo ngày tháng từ lúc được sủng ái đến khi bị bỏ rơi, không qua mắt một nhân vật vắng bóng “người bơ già”. Thầy chú ư đến một ư thơ của Ôn Như Hầu:“Bơ già đă tỏ xưa sau/ Sao không đem chuyện mà tâu Ngự cùng” để phân tích có tính kịch trong tác phẩm này. Người bơ già tuy là người hầu nhưng “đă tỏ xưa sau” là sứ giả của một thứ quyền lực vô h́nh tham dự vào, chi phối đến cuộc đời người cung nữ.

 


Sinh viên Văn khoa, Khoa học, Luật… thời đó dễ đầu vào nhưng khó đầu ra. Có Tú tài 2, nếu không đậu vào các đại học chuyên ngành th́ ghi danh vào các trường trên. Lúc ấy, ngoài 3 đại học công lập Sài G̣n, Huế, Cần Thơ c̣n có các đại học tư như Đại học Đà Lạt, Đai học Minh Đức của Công giáo, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo…Phân biệt là Công, Tư, Phật giáo, Công giáo chỉ là dựa vào tính chất “người đầu tư”. Chương tŕnh, nội dung đào tạo không bị chi phối bởi người đầu tư. Chất lượng mới chính là thang đánh giá kết quả của từng trường. Ở ban Việt-Hán trường Văn khoa viện Đại học Đà Lạt khóa tôi, năm 1 gần 200 sinh viên, ngồi kín cả nhà Hội Hữu th́ qua năm 2 c̣n lại gần trăm, ngồi đủ trong nhà Minh Thành 3. Những năm 3, 4 sinh viên rơi rụng dần, chỉ c̣n 30, 20 ngồi lọt trong nhà Minh Thành 2, Minh Thành 1. Những lúc ra chơi, thỉnh thoảng thầy ra gặp sinh viên ở chiếc giả kiều Thệ Thủy cạnh cây Móng Ḅ lá xanh, hoa đỏ rất đậm và cây Mai Anh Đào rủ tán hoa xuống con suối giả có mấy ḥn giả sơn đầu nhà Minh Thành. Thầy ăn mặc tươm tất, sang trọng, veston complé rất đúng mốt. Sinh viên chưa bao giờ thấy thầy cười. cùng lắm là chỉ thấy cái môi thầy có vẻ nhếch lên. Những lúc ấy biết là thầy vừa ư. Thầy hút thuốc nhiều, có thể nói là liên tục. Một lần thầy cùng lớp ra chơi tận đồi Cù. Trong lớp có anh Hưng chụp ảnh đẹp và luôn mang theo máy ảnh bên ḿnh. Anh xin thầy chụp vài tấm ảnh. Thầy cũng “điệu” lắm nghe! Đề nghị của anh nói ra khi thầy vừa châm điếu thuốc nhưng thầy cứ chần chừ măi, đến khi điếu thuốc cháy gần hết, thầy mới cho anh Hưng bấm máy. Tấm ảnh này sau đó đă được tạp chí Văn in làm trang b́a cho một số chuyên đề về Vũ Khắc Khoan. Tôi đă chớp lại bức h́nh này gởi cho một người bạn cùng lớp và chị đă đưa lên làm ảnh đại của trang Fecebook Việt Văn Dalat. Thầy thích những sinh viên chịu khó t́m ṭi, nghiên cứu; khuyến khích sinh viên có suy nghĩ độc lập và dễ dàng chấp nhận những ư trái ngược với thầy với một điều kiện là có lư luận vũng chắc. Cách “học thuộc” và “trả bài” là không có trong môn học của thầy.


Ngược lại, thầy Phạm Văn Diêu lại có cách dạy khác hẳn thầy Vũ Khắc Khoan. Môn thầy dạy là “Văn chương Việt Nam”. Năm 1, thầy dạy văn học dân gian nhưng thầy chỉ xoáy sâu vào thể loại ca dao t́nh cảm. Đề thi cuối năm môn của thầy là “Tâm t́nh người nông thôn qua câu ḥ, tiếng hát đồng ruộng”. Năm 2, thầy dạy văn học viết nhưng thầy chỉ xoáy sâu vào truyện Kiều. Đề thi cuối năm 2 thầy ra là “Chị em vườn Thúy”. Năm 3, thầy dạy văn học chữ Hán nhưng thầy xoáy nhiều vào thơ Băng Hồ Trần Nguyên Đán. Năm 4, thầy dạy văn học Việt Nam hiện đại. Thầy cười nhiều, nói nhiều, tự đề cao ḿnh cũng nhiều, nhất là qua 2 tập sách ghi tác giả Phạm Văn Diêu: Văn học Việt Nam, Việt Nam Văn học giảng b́nh. Vào lớp, thầy ngồi lên bục giảng, ổn định lớp học, “điểm mặt” sinh viên như một ông thầy trung học, vài câu bông đùa, cười giỡn xong là giảng bài. Thầy chỉ nói và sinh viên chỉ nghe và ghi. Cũng chẳng cần ghi nhiều v́ trong sách thầy đă có rồi. Phải để ư ông thầy dài ḍng này mà làm bài thi. Phải theo ư ông giảng, càng nhiều càng tốt, không được trái ư. Phải viết dài, ngắn lắm cũng kéo ra đủ 10 trang giấy thi. Làm bài thi với thầy càng dài th́ càng nhiều điểm. Phải có giọng văn bóng bẩy. Phải dùng từ thật kêu. Câu văn phải có ngữ điệu… Nếu không đáp ứng yêu cầu đó th́ không thể có điểm cao. Cậu sinh viên nào đă vào “tầm ngắm” của thầy th́ không c̣n có gan để cựa quậy trược mặt thầy. Vào lớp không thấy anh X… th́: “Hôm nay không thấy anh mặt như mưu sĩ…”. Anh sinh viên xứ biển làm thầy mất hứng khi đang giảng bài th́ thầy phê ngay một câu: “Thứ chữ nghĩa, văn chương không bằng cái xương cá ṃi…”. Với nữ sinh viên th́ thầy ưu ái hết mực. Sáng nào từ nhà Năng Tĩnh, nơi các thầy tá túc, xuống lớp cũng có 2,3 nường theo thầy lẻo đẻo cười nói. Phải nói là thầy giảng ca dao phong t́nh và truyện Kiều th́ tôi chưa nghe ai giảng hay hơn. Một điều nữa là thầy say mê văn chương thật sự và truyền lại niềm đa mê này cho lớp lớp sinh viên theo học với thầy.
Khung trời Thụ Nhân của tôi c̣n nhiều thầy, nhiều bạn nữa không dịp được nói ra đây. Qua khỏi “ngă 5 đại học”, sải bước lên một con dốc ngắn là đến cổng trường. Một khung trời Thụ Nhân đằm thắm, văn minh bao trùm cả không gian núi đồi c̣n bóng dáng màu xanh nguyên sơ của rừng thông đại ngàn. Tên trường “Thụ Nhân” nhắn nhủ sinh viên tôn chỉ của nhà trường dựa vào một câu danh ngôn của Quản Trọng: “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” (Kế một năm, không ǵ bằng trồng lúa. Kế mười năm, không ǵ bằng trồng cây. Kế trăm năm, không ǵ bằng trồng người). Vào cổng trường qua khỏi nhà Đôn Hóa, mé phải là nhà Ḥa Lạc, lên nữa là nhà Minh Thành, qua tận mé trái sân sau là nhà Hội Hữu. Khu Năng Tĩnh dưới gác chuông ở sân sau của nhà Thư viện… Đó là những nơi quen thuộc của sinh viên văn khoa. Ngoài ra c̣n các nhà Tri Nhất, nhà Kiêm Ái… đều là những cảnh thân quen trong tầm mắt người sinh viên viện Đại học Đà Lạt. Tên các giảng đường cũng được rút ra từ những câu danh ngôn của các hiền nhân, nêu lên tôn chỉ của nhà trường, của việc học tập. Lấy thí dụ như giảng đường Hội Hữu được trích từ một câu trong Luận Ngữ: “Quân tử dĩ văn hội hữu; dĩ hữu tác nhân” (Người quân tử dùng văn chương để tập hợp bạn hữu; dùng bạn hữu để để làm việc nhân nghĩa). Những mái ngói đỏ giảng đường lấp lánh dưới tán lá thông xanh. Nắng vàng lung linh thắp sáng muôn triệu hạt sương lóng lánh trên từng ngọn cỏ. Những hàng tùng chóp nhọn như những ngọn bút xanh vươn cao như muốn viết chữ lên trời. Những cụm thông x̣e tán phủ kín như ôm ấp những thế hệ mới lớn lên. Không khí cảo thơm văn hiến thấm đẫm trong từng bụi cây, ngọn cỏ. Một chốn học tập như mơ, như mộng giữa cơi đời mà chúng tôi đă có may mắn được trải qua.

 

 

Nguyễn Văn Uông     




© gio-o.com 2017